HĐBA LHQ áp dụng những biện pháp này từ năm 2006 và sau đó nhiều lần siết chặt thêm mức độ cũng như mở rộng thêm phạm vi. Cho tới nay, cơ chế giám sát nói trên cũng đã nhiều lần được gia hạn. Sau khi bị Nga phủ quyết, cơ chế này sẽ chấm dứt hoạt động vào cuối tháng 4.
Tuy các biện pháp trừng phạt của HĐBA LHQ nhằm vào Triều Tiên vẫn sẽ tồn tại, việc chấm dứt hoạt động của cơ chế giám sát nói trên vẫn rất có lợi cho Bình Nhưỡng. Cũng bởi có lợi lớn cho Triều Tiên nên Nga mới dùng quyền phủ quyết để xóa sổ cơ chế giám sát này. Khi biểu quyết, Trung Quốc bỏ phiếu trắng và 13 thành viên còn lại của HĐBA LHQ bỏ phiếu thuận.
Hiện Triều Tiên là đối tác quan trọng và tin cậy của Nga. Moscow có lợi ích chiến lược trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Bình Nhưỡng. Cho nên việc Nga hành động cụ thể để tranh thủ Triều Tiên và làm lợi cho Triều Tiên không khó hiểu.
Nhưng Nga còn có lý do khác nữa để phủ quyết. Cơ chế giám sát nói trên đề cập cả việc theo dõi về nghi vấn Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Nga và nhập khẩu dầu mỏ của Nga. Nếu để cho cơ chế giám sát tiếp tục hoạt động thì không khác gì giám sát luôn cả mối quan hệ giữa Nga và Triều Tiên. Vì vậy, động thái này cũng ngăn ngừa nguy hại cho Nga. Nhất cử lưỡng tiện như thế mới là thượng sách.
Tổng thống Putin tặng nhà lãnh đạo Kim Jong-un xe hơi gì?
Bình luận (0)