Theo CNN, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp người đồng nhiệm Nga, Tổng thống Vladimir Putin, hơn 20 lần từ khi nhậm chức vào năm 2012. Sắp tới hai nhà lãnh đạo sẽ còn tiếp tục gặp nhau trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Đức vào ngày 7.7. Tuy nhiên, có lẽ cuộc gặp này sẽ không còn là sự hội ngộ giữa hai nền kinh tế tương đương nhau nữa.
“Kinh tế Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh mẽ, trong khi đó Nga vẫn đang trong quá trình suy thoái về cơ cấu”, Ian Bremmer, Chủ tịch tập đoàn Eurasia, nhận định.
Sự đổi trục của ông Putin
Hi vọng thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa Moscow và Bắc Kinh bắt đầu từ năm 2014, khi Nga phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế từ Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Việc bị hạn chế tiếp cận với nguồn tài chính phương Tây cộng thêm với tình trạng giá dầu lao dốc vào thời điểm đó đã buộc Nga phải nhìn về hướng đông để tìm kiếm giải pháp. Và ông Putin đã nhìn thấy hướng đi mới cho nền kinh tế ở Trung Quốc.
tin liên quan
Nga, Trung Quốc tăng cường hoạt động kinh tế ở 'sân sau' của MỹNga và Trung Quốc đang nỗ lực hoạt động để giành ảnh hưởng ở các nước thuộc khu vực Trung - Nam Mỹ với những lời hứa viện trợ, hỗ trợ đầu tư hấp dẫn.
Nền kinh tế Nga thiếu đa dạng
Nhiều cuộc hội đàm về nhu cầu đa dạng hóa nền kinh tế của Nga đã diễn ra, nhưng dầu mỏ và khí đốt vẫn chiếm hơn một nửa tổng xuất khẩu và một phần ba doanh thu của chính phủ. Do đó, dù Trung Quốc có giúp sức nhiều đến mức nào đi nữa thì Nga vẫn không thể thoát ra khỏi ảnh hưởng từ việc giá dầu giảm sút. Thực tế, kinh tế Nga đã chịu đựng gần hai năm suy thoái bắt đầu từ năm 2015. Cho đến nay, Moscow đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi, với kỳ vọng tăng trưởng kinh tế từ dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là 1,5% cho mỗi năm trong vòng ba năm tới. Song, con số này vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình hơn 3,5% trong giai đoạn 2010 - 2012.
Một vành đai, nhưng không có Nga
Trung Quốc đang thực hiện sáng kiến lớn “Một vành đai - Một con đường” để định hình lại thị trường thương mại châu Á, châu Âu cũng như tăng vị thế của mình trên trường quốc tế. Hàng chục tỉ USD đã được Bắc Kinh đổ vào các dự án đường sắt, đường cao tốc và các lĩnh vực khác tại các quốc gia mà Nga vốn coi là sân sau của mình như Kazakhstan, Uzbekistan. Nhưng dường như người ta lại không tìm thấy tên Nga trong danh sách các dự án đầu tư của quốc gia châu Á.
Tốc độ trong việc phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây vẫn còn chần chừ. Ngoại trừ EU, Nga giao dịch thương mại với Đại lục nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, với lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2016 đạt mức 9,6%, nhiều hơn so với mức 7,5% vào năm 2014. Trong khi đó, Trung Quốc thậm chí đã không xếp Nga vào danh sách 10 đối tác thương mại hàng đầu của mình.
Nếu các nguyên tắc cơ bản về kinh tế không có dấu hiệu thay đổi nhanh chóng, cuộc gặp gỡ Nga - Trung tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần này sẽ chỉ đóng vai trò quan trọng cho giới chính trị gia Nga. “Đối với ông Putin, việc gặp ông Tập Cận Bình sắp tới chỉ mang tính biểu tượng, với mục đích cho người dân Nga thấy rằng ông vẫn là chính trị gia hàng đầu thế giới. Một điều rất cần thiết cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2018”, ông Gresserl nhận định.
tin liên quan
Trung Quốc đang ảo tưởng về cách giải quyết các vấn đề kinh tế?Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài nếu cứ tiếp tục lẩn tránh việc thực hiện cải cách.
Bình luận (0)