Đây là loài khỉ ăn lá đặc hữu xuất hiện ở rừng Việt Nam, Campuchia nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm và được ưu tiên bảo vệ. Ngay sau đó, chi cục này đã có văn bản đề nghị Ban Quản lý khu du lịch quốc gia núi Bà Đen kịp thời có kế hoạch tăng cường công tác bảo tồn, bảo vệ hiệu quả, an toàn những cá thể voọc chà vá chân đen…
5 cá thể vọoc chà vá chân xám bị bắn chết |
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG NGÃI |
Nhưng 5 cá thể voọc chà vá chân xám ở H.Ba Tơ (Quảng Ngãi) thì số phận không may mắn như vậy. Chúng đã bị hai thợ săn Phạm Văn A Long (31 tuổi, ở xã Ba Tô) và Phạm Văn Tên (25 tuổi, ở xã Ba Tô, cùng H.Ba Tơ ) bắn chết.
Hạt Kiểm lâm H.Ba Tơ trưng cầu giám định gửi Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật để giám định tên, loài động vật bị sát hại và đã xác định đó là voọc chà vá chân xám, thuộc bộ linh trưởng nhóm cực kỳ quý hiếm nằm trong Sách đỏ VN và Sách đỏ IUCN… Đầu tháng 11.2021, Hạt Kiểm lâm H.Ba Tơ đã ra quyết định khởi tố vụ án săn bắn, giết hại 5 cá thể voọc chà vá chân xám quý hiếm này; củng cố và chuyển hồ sơ cho cơ quan CSĐT làm rõ theo thẩm quyền…
Từ hai câu chuyện kể trên có thể thấy, việc bảo vệ phải kèm theo các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với người tiêu thụ, săn bắt động vật hoang dã, nguy cấp… Nhưng sẽ khó làm tốt công tác này, nếu chợ buôn bán và nhu cầu ăn thịt động vật hoang dã - thậm chí loài động vật quý hiếm - vẫn tồn tại.
Khảo sát của Trung tâm con người và thiên nhiên (thành viên của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) được thực hiện tại 20 tỉnh, thành trong hai năm 2019, 2020 cho thấy mặc dù nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, Thủ tướng cũng đã có Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23.7.2020 “Về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã” yêu cầu các bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai những giải pháp bảo vệ động vật hoang dã; tăng cường kiểm soát các hành vi khai thác, săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ và sử dụng động vật hoang dã… nhưng tình hình chưa có chuyển biến tích cực.
Bình luận (0)