Ngân hàng nào đang có lợi thế huy động vốn trên địa bàn nông thôn?

08/11/2021 16:35 GMT+7

Việt Nam được nhận định vẫn là một trong những thị trường tiềm năng cho ngân hàng bán lẻ với dân số ước tính hơn 97,58 triệu người tính đến hết năm 2020 với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.750 USD năm 2020.

Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế, kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỉ USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên 10.000 USD.

Nhân viên Liên Việt Post Bank đang tư vấn cho khách hàng

LienVietPostBank

Nông thôn còn dư địa lớn

Với thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhất là ở khu vực nông thôn, theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng chắc chắn sẽ gia tăng. Sau hàng loạt khảo sát thị trường tại nhiều địa phương ở Việt Nam, lãnh đạo Công ty Nielsen Việt Nam thừa nhận, Việt Nam có 90 triệu dân, trong đó người tiêu dùng ở nông thôn chiếm tới 68% dân số và đóng góp 60% GDP của cả nước.

Theo đó, muốn "thắng" ở thị trường Việt Nam phải "thắng" ở nông thôn. Điều này cũng đồng nghĩa với một thị trường ở nông thôn quá tiềm năng, cuộc đua đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phát triển ngân hàng bán lẻ vốn đã sôi động ở khu vực này trong vài năm trở lại đây sẽ ngày càng trở nên gay gắt.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc thúc đẩy số hóa thời gian qua đã giúp nhiều ngân hàng thương mại tiếp cận các tệp khách hàng mới và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng trên internet.

Mặc dù số hoá thúc đẩy phát triển ngân hàng số và giao dịch điện tử để gia tăng tiện ích dịch vụ là quan trọng, nhưng tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại của người dân trên địa bàn khu vực nông nghiệp nông thôn, nơi chiếm tới 70% dân số, vẫn còn thấp.

Trong khi thị trường đô thị cạnh tranh khốc liệt nên thị trường nông thôn sẽ là địa bàn nhiều ngân hàng nhắm đến trong thời gian tới. Qua đó, vừa tăng khả năng tiếp cận dịch vụ, vừa khai thác lượng khách hàng tiềm năng, nhất là huy động tiền gửi cũng rất quan trọng.

Với nguồn tiền gửi giá rẻ, bền vững ở khu vực nông nghiệp nông thôn, nơi mà dư địa bán lẻ còn rất lớn, sẽ giúp các ngân hàng cải thiện lợi nhuận, có thêm dư địa tài chính hỗ trợ khách hàng.

Lợi thế cho ngân hàng có mạng lưới rộng như LienVietPostBank

Ở hướng đi này, lợi thế thuộc về những ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng lớn. LienVietPostBank là ngân hàng TMCP có độ bao phủ lớn với mạng lưới lên tới 1.169 điểm giao dịch.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các phòng giao dịch bưu điện trực thuộc LienVietPostBank được hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên mạng lưới Vnpost của LienVietPostBank. Đây là lợi thế độc quyền mà không phải tổ chức tín dụng nào cũng có thể thực hiện.

Theo chia sẻ của đại diện LienVietPostBank, sau hơn 10 năm khai thác dịch vụ huy động vốn trên hệ thống Phòng Giao dịch bưu điện, đến tháng 7.2021, số dư tiền gửi tiết kiệm đạt trên 73.000 tỉ đồng - con số đáng mơ ước của nhiều ngân hàng. Nguồn vốn huy động dồi dào, tăng trưởng ổn định qua các năm, tạo lợi thế rất lớn cho ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và dịch vụ khác trong giai đoạn hậu dịch Covid-19.

Nhận thấy tiềm năng đó, thời gian qua, bên cạnh khai thác đối tác thế mạnh công nghệ, tiềm lực tài chính, một số ngân hàng đã bắt đầu lên kế hoạch hợp tác với các đối tác có lợi thế mạng lưới, trong đó có Bưu điện Việt Nam.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với dịch vụ huy động tiết kiệm, LienVietPostBank là đơn vị khai thác độc quyền trên mạng lưới của VNPost, cùng với hệ thống giao dịch trực tuyến, mà cụ thể ở đây là ngân hàng số - LienViet24h, chắc chắn mang lại tiềm năng và lợi thế bán lẻ rất lớn cho LienVietPostBank.

Ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc LienVietPostBank, chia sẻ: “LienVietPostBank sẽ “đi” 2 chân đồng thời: online tăng thêm giá trị cho offline, offline hỗ trợ cho online. Hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước với 556 chi nhánh, phòng giao dịch và 613 phòng giao dịch bưu điện, công nghệ và chuyển đổi số chính là “lối đi tắt” giúp LienVietPostBank giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao năng suất lao động trên toàn hệ thống. Ngược lại, lợi thế mạng lưới trở thành dòng chảy lan tỏa trực tiếp và rộng khắp trong tư vấn và triển khai các dịch vụ ngân hàng số”.

Theo dự báo của các chuyên gia, trong thời gian tới, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt hơn để khai thác tối đa dư địa bán lẻ ở tất cả các phân khúc khách hàng, nhất là phân khúc ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Theo đánh giá của TS Võ Trí Thành, thời gian qua tuy đã có nhiều cải thiện, nhưng Việt Nam còn cách xa các nước trong khu vực về khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tiếp.

Do vậy, dù mở rộng mạng lưới, tốn khá nhiều chi phí về hạ tầng cơ sở, nhân lực, nhưng đối với đất nước 70% người dân sống ở khu vực nông nghiệp nông thôn thì mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng lớn lại là lợi thế rất lớn của các ngân hàng.

Qua đó giúp cho ngân hàng bao phủ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới các khách hàng ngày càng dày dặn hơn, khai thác tối đa tiềm năng của khách hàng. Nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khách hàng chưa có điều kiện tiếp cận sản phẩm công nghệ hiện đại, thì chi nhánh, phòng giao dịch vẫn là lựa chọn số một của người dân.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.