Ngày 10.1, Ngân hàng Nhà nước hút về 18.500 tỉ đồng trên thị trường mở. 6 thành viên trúng thầu với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 6%/năm. Trong khi đó, Ngân hàng bơm ra cho 8 thành viên trúng thầu lượng giấy tờ có giá trị 5.648,2 tỉ đồng, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 6%/năm. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 12.800 tỉ đồng trong ngày 10.1. Đây là ngày thứ 6 nhà điều hành hút tiền về với tổng khối lượng 120.800 tỉ đồng, trong khi bơm ra chỉ 35.058 tỉ đồng. Lượng tiền hút về cao hơn 3,4 lần.
![]() |
Các ngân hàng huy động lãi suất tối đa 9,5%/năm |
Nhật Thịnh |
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ so với đầu tháng. Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 9.1, lãi suất qua đêm ở mức 5,08%/năm, 1 tuần 5,97%/năm, 2 tuần 6,83%/năm, 1 tháng 7,97%/năm…
Từ sau khi các ngân hàng đồng thuận áp dụng mức lãi suất huy động tiết kiệm không vượt quá 9,5%/năm, cuộc đua huy động vốn bằng lãi suất tạm lắng. Lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay tăng lên mức kịch trần 6%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng, còn đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên có sự cạnh tranh lãi suất của từng nhà băng. Chẳng hạn, Techcombank huy động tiết kiệm 6 tháng có mức lãi 9,5%/năm, NCB 9,5%/năm, Sacombank 8,5%/năm, KienlongBank 9,3%/năm… Đối với các mức huy động kỳ hạn dài, lãi suất của các ngân hàng cũng không vượt qua mức 9,5%/năm như đã thỏa thuận hoặc có mức thấp hơn 9,5%/năm. Điều này cho thấy về dài hạn, các ngân hàng nhận định lãi suất huy động sẽ giảm nên điều chỉnh mức lãi kỳ hạn dài.
Bình luận (0)