SNB cũng cho hay đây là lần thua lỗ lớn nhất trong lịch sử 115 năm của cơ quan này, nguyên nhân là lãi suất tăng và sự lên giá của đồng franc Thụy Sĩ (CHF) so với các đồng tiền khác.
Cơ cấu các khoản lỗ gồm: 1,1 tỉ CHF do giá trị vàng dự trữ giảm xuống và 141 tỉ CHF do sự rớt giá của những trái phiếu và cổ phiếu nước ngoài mà SNB đã mua nhằm cản đà tăng giá của đồng nội tệ (CHF).
Trụ sở chính của Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ ở thành phố thủ đô Bern |
Reuters |
Trong khoản 141 tỉ CHF thua lỗ từ cổ phiếu và trái phiếu, có 24,4 tỉ CHF do sự mạnh lên của đồng CHF khiến giá trị của các cố phiếu nước ngoài mà SNB nắm giữ - như cổ phiếu của chuỗi bán lẻ cà phê Starbucks và của tập đoàn Alphabet sở hữu hãng Google – giảm xuống.
Lý giải cho sự thua lỗ này, kinh tế gia Alessandro Bee của ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS nói với hãng tin Reuters: “Vấn đề hiện nay là tình trạng đình lạm (stagflation, tình trạng kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao - NV) khiến giá cổ phiếu rớt, trái phiếu rớt, vàng rớt và đồng CHF càng trở nên mạnh hơn. Thông thường thì trái phiếu và vàng tăng giá khi cổ phiếu rớt giá. Nhưng hiện tượng thông thường đó đã không diễn ra trong năm 2022”.
Dù con số thua lỗ trong vòng 9 tháng của SNB còn lớn hơn GDP của quốc gia hơn 37 triệu dân Morocco (khoảng 132 tỉ USD năm 2021), các chuyên gia nhìn nhận khả năng tạo ra tiền của ngân hàng này cho phép nó không đối diện nguy cơ phá sản.
“Các khoản lỗ này nghe có vẻ rất lớn, nhưng SNB không phải là một công ty bình thường. Luật phá sản thông thường không áp dụng ở đây”, kinh tế gia Alessandro Bee nói.
Kinh tế châu Âu sắp suy thoái nhưng Nga thì đang hồi phục |
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh năm trước SNB đã tạo được lợi nhuận 41,4 tỉ CHF, trong khi thanh khoản luôn dồi dào có thể đáp ứng bất khi nào nhu cầu về đồng CHF – một trong những đồng tiền mạnh và an toàn của thế giới.
Dù vậy, việc thua lỗ có thể dẫn đến hậu quả là SNB sẽ tạm ngưng giải ngân cho chính quyền liên bang và các tiểu bang trong năm tới.
Bình luận (0)