Ngân hàng số: Cuộc chơi không dành cho những ‘tay mơ’

12/12/2019 08:00 GMT+7

Ưu tiên hàng đầu hiện nay là việc đầu tư vào công nghệ nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng hơn, những trải nghiệm dịch vụ tốt hơn. Nói cách khác là bán cái khách hàng cần, chứ không phải chỉ là cái ngân hàng có…

Đầu tư khủng cho công nghệ - chất lượng vừa cho khách hàng

Hàng trăm tỉ đồng được các ngân hàng công bố dành cho phát triển công nghệ. Đây là xu hướng không thể cưỡng lại trong thời đại công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, việc đầu tư có đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng hay không… lại là câu chuyện khác.
Một chuyên gia kinh tế chia sẻ, việc đầu tư vào công nghệ luôn “ngốn” chi phí khủng của ngân hàng bởi hai lý do chính: thứ nhất, các ngân hàng Việt Nam phần lớn mua, sở hữu các phần mềm (ví dụ như core banking) mà không thuê những trung tâm công nghệ ở nước ngoài vì lo ngại vấn đề rò rỉ thông tin, an ninh, an toàn tài chính của quốc gia; thứ hai, câu chuyện tiếp theo đó là hệ thống công nghệ tại thời điểm này là hiện đại nhưng chỉ một thời gian sau là lỗi thời, buộc ngân hàng phải nâng cấp, cập nhật đồng bộ công nghệ mới.
“Chi phí lớn cho công nghệ của các ngân hàng Việt là tương đối giống nhau. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có những cách ứng xử khác nhau. Có những ngân hàng đang tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ nhằm mang đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng”.

Vững vai trò “Người” tiên phong

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank chia sẻ: “Nói đến ngân hàng số là cuộc chơi khá tốn kém. Trong 3 - 4 năm gần đây, TPBank đã chi khoảng 1.000 tỉ đồng cho những lĩnh vực liên quan đến công nghệ, ngân hàng số”. Đầu tư lớn cho công nghệ, nhưng TPBank đang thu về những trái ngọt đầu tư từ quản trị, tiết kiệm nguồn lực, hạn chế tổn thất. Minh chứng rõ nét là 11 tháng đầu năm 2019 với tổng lợi nhuận trước thuế đạt trên 3.000 tỉ đồng, TPBank đã đạt xấp xỉ lợi nhuận cả năm ĐHCĐ đề ra. TPBank lọt vào Top 10 ngân hàng cổ phần tư nhân có lợi nhuận cao nhất hệ thống và cũng là 1 trong 2 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong Top 10.
Với định hướng xuyên suốt là “Ngân hàng số hàng đầu Việt Nam”, TPBank từ lâu đã đầu tư vào công nghệ và có bước tiến khá xa so với các đối thủ bằng hệ thống LiveBank giúp Ngân hàng hoạt động 24/7, đáp ứng được cả nhu cầu giao dịch của khách hàng ngoài giờ hành chính hay ngày nghỉ, lễ, tết. Trong khi đó, chi phí trung bình cho 1 giao dịch tại LiveBank chỉ bằng ½ so với giao dịch truyền thống. Với việc không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng thêm nhiều dịch vụ có thể thực hiện ngay tại LiveBank, cùng với việc khách hàng đã quen với mô hình giao dịch tự động, số lượt giao dịch tại LiveBank tăng lên, trong tương lai, chi phí này sẽ còn rẻ hơn nữa.
“Doanh số thu trực tiếp từ ngân hàng số chưa nhiều, mới được một vài trăm tỉ đồng, nhưng công nghệ giúp ngân hàng làm được rất nhiều việc và tiết kiệm rất nhiều chi phí so với khi chưa có hệ thống”, ông Hưng tiết lộ: “LiveBank chỉ là một phần rất nhỏ, là kênh thay thế giao dịch truyền thống với khách hàng trong khi còn nhiều điều hay liên quan đến công nghệ số, ngân hàng số mà hiện ngân hàng đang quyết liệt triển khai”.
Minh chứng cụ thể là siêu phẩm ngân hàng số được ngân hàng này chi hàng chục triệu đô đầu tư - phiên bản mới “lột xác” hoàn toàn ở cả giao diện và tính năng so với phiên bản internet banking hiện tại sắp được công bố.
Người dùng sẽ được trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số được xây dựng trên nền tảng công nghệ được coi là tương lai của ngành ngân hàng từ đối tác cung cấp giải pháp ngân hàng số hàng đầu thế giới ở thời điểm hiện tại, được nhiều tổ chức tư vấn về công nghệ có uy tín hàng đầu trên thế giới công nhận như Forrester hay Gartner. Người dùng gần như không còn phải “sống chung” với sự chờ đợi, treo, tắc nghẽn,… bởi khả năng đáp ứng đến hàng chục triệu giao dịch trong cùng thời điểm của ứng dụng ngân hàng này.
Với công nghệ ngân hàng thông minh dựa trên các nền tảng máy học (Machine Learning), Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ tích hợp hệ thống linh hoạt (ESB) sẽ là tiền đề để TPBank phát triển các dịch vụ, sản phẩm trên nền công nghệ mà không bị giới hạn về thời gian đối với các khách hàng tiềm năng. Đây là kế hoạch để ngân hàng có độ phủ tốt, kênh bán chéo nhiều sản phẩm, dịch vụ khác, kết nối với các ứng dụng khác của TPBank và tăng sự hiện diện, tăng khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các dịch vụ của ngân hàng…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.