Không chỉ hoạt động độc lập, streamer còn có công ty quản lý và bộ phận phụ trách kịch bản, quản lý nội dung và hình ảnh, xây dựng thương hiệu. Streamer có nhiều cách kiếm tiền như: quyên góp (donate) từ người hâm mộ, bán hàng online hoặc nhờ sự tài trợ của các nhãn hàng, số lượt xem trên nền tảng MXH.
Các streamer livestream khiêu dâm, đánh bạc trá hình |
CHỤP MÀN HÌNH |
Tuy nhiên, ngoài các streamer tạo các kênh livestream bổ ích thì xuất hiện hàng loạt biến tướng từ streamer truyền tải nội dung độc hại, như trong loạt bài Biến tướng trong thế giới livestream với hoạt động livestream của streamer, idol (thần tượng) trên các ứng dụng (app) khiêu dâm, cờ bạc trá hình mà Thanh Niên đã đăng tải. Có những app được giới thiệu là nơi giao lưu kết bạn, nhưng khi các idol “lên sóng” lại liên tục hướng dẫn đánh bạc, chào mời mua dâm…
Bên cạnh luật An ninh mạng, còn có Bộ quy tắc ứng xử trên MXH do Bộ TT-TT ban hành. Trong đó quy định không được đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục... Hành vi tổ chức đánh bạc có thể bị xử lý hành chính từ 10 - 20 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Về hình sự, theo điều 322 bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành, có thể xử lý tội “tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” với mức phạt cao nhất lên đến 10 năm tù. Hành vi khiêu dâm có thể bị xử lý hành chính từ 10 - 20 triệu đồng, theo khoản 1 điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; xem xét xử lý hình sự theo điều 326, BLHS hiện hành, tội “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” với mức phạt có thể lên đến 15 năm tù...
Dù pháp luật VN không quy định cụ thể mức phạt trong “ngành công nghiệp livestream”, nhưng đối chiếu thực tế đang diễn ra, cơ quan chức năng cần quyết liệt vào cuộc, chế tài mạnh mẽ hơn các streamer có hành vi vi phạm để răn đe, ngăn chặn làn sóng độc hại từ loại hình này.
Bình luận (0)