Ngăn ngừa tai nạn giao thông cao điểm tết

29/12/2022 10:38 GMT+7

11 tháng đầu năm 2022, tai nạn giao thông (TNGT) đã cướp đi sinh mạng gần 6.000 người. Đáng lo ngại, chỉ trong vài tháng cuối năm, nhiều vụ TNGT nghiêm trọng có xu hướng gia tăng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 5 nguyên nhân cơ bản trực tiếp dẫn đến TNGT gồm: vi phạm tốc độ; vi phạm nồng độ cồn; không đội mũ bảo hiểm; không thắt dây an toàn; và sử dụng điện thoại di động khi lái xe.

Tết Nguyên đán và lễ hội xuân năm 2023 đang cận kề, tình trạng tài xế uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu... tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại, tiềm ẩn nguy cơ TNGT. Báo Thanh Niên tổ chức giao lưu trực tuyến: “Ngăn ngừa TNGT cao điểm Tết” vào lúc 9 giờ 30 ngày 30.12.2022, với mong muốn tuyên truyền về ý thức tham gia giao thông; thông tin về các giải pháp, biện pháp cơ quan chức năng sẽ thực hiện để ngăn ngừa người điều khiển phương tiện vi phạm quy định, gây TNGT trong dịp cao điểm này.

Khách mời dự kiến của chương trình gồm có lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGTQG); và đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an.

Quý độc giả quan tâm đến nội dung buổi giao lưu trực tuyến trên xin vui lòng gửi câu hỏi để được các vị khách mời thông tin, giải đáp câu hỏi của độc giả.

Giao lưu trực tuyến
Ngăn ngừa tai nạn giao thông cao điểm tết
Như Mai
Như Mai

Một số nước khi đào tạo học viên lái xe đều được xem video về các vụ tai nạn giao thông như một bài học nhắc nhở và cảnh tỉnh người ngồi sau tay lái. Theo ông, Việt Nam có nên áp dụng điều này trong quá trình đào tạo lái xe?

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam

Đúng là hiện nay ở Việt Nam đào tạo lái xe chưa đưa ra vấn đề này. Theo tôi, điều này rất nên làm, ngoài đào tạo kỹ năng, nên có các tiết học giới thiệu các vụ tai nạn điển hình. Điều quan trọng nhất là, tại các tiết học đó phải phân tích cho học viên về nguyên nhân chi tiết các vụ tai nạn; muốn tránh tai nạn phải làm thế nào?... mới có tác dụng, chứ không chỉ đưa ra hình ảnh để "dọa" lái xe.

Thanh An
Thanh An

Theo báo cáo của Ủy ban ATGTQG, năm 2022, số vụ tai nạn giao thông và số người tử vong có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân vì sao, thưa bà?

Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an
Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an

Đại diện Báo Thanh Niên tặng hoa các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến

CHU NGỌC THẮNG

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền pháp luật và điều tra tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tham gia trả lời câu hỏi tại buổi giao lưu

CHU NGỌC THẮNG

Trong năm 2022, cả nước đã xảy ra 11.450 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người. So với cùng kỳ năm 2021, giảm 36 vụ (giảm 0,31%), tăng 596 người chết (tăng 10,3%), giảm 214 người bị thương (giảm 2,67%). So với cùng kỳ năm 2019, giảm 6.205 vụ (giảm 35,15%), giảm 1.245 người chết (giảm 16,32%), giảm 5.841 người bị thương (giảm 42,81%).

Như vậy, chúng ta thấy so với năm 2021, TNGT tăng về số người chết, nhưng giảm về số vụ và số người bị thương. Để có sự so sánh chính xác, chúng ta cần so sánh với năm 2019, là thời điểm chưa có dịch Covid - 19, hoạt động giao thông vẫn bình thường. So với năm 2019, trong năm 2022 TNGT giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Nguyên nhân TNGT năm 2022 tăng so với năm 2021 là do năm 2022 tình hình dịch Covid -19 đã được kiểm soát, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông, hoạt động vận tải hàng hóa, chở khách... tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Trước đó, năm 2021 dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Nhiều biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng, lượng người và phương tiện tham gia giao thông giảm sâu.

Thạch Anh
Thạch Anh

Một điểm đáng lưu ý là gần đây số vụ tai nạn nghiêm trọng, gây nhiều người thương vong có xu hướng gia tăng trở lại. Như vụ tai nạn xe khách khiến hơn 10 người thương vong tại Thừa Thiên - Huế lỗi ban đầu được xác định do tài xế điều khiển xe ô tô khách đi không đúng làn đường quy định, không giảm tốc độ trong điều kiện trời mưa, tầm nhìn bị hạn chế. Bà đánh giá thế nào về điều này, tài xế có lỗi, nhưng phải chăng công tác quản lý, giám sát tài xế chưa được thực hiện hiệu quả?

Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an
Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an
Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) trả lời các câu hỏi

CHU NGỌC THẮNG

Qua thống kê của cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông (TNGT), 90% nguyên nhân xảy ra các vụ TNGT là do ý thức của người điều khiển phương tiện.

Đối với phương tiện ô tô chở khách, thường xuyên mắc các lỗi như: phóng nhanh, vượt ẩu; tranh giành hành khách; chạy quá số giờ quy định; sử dụng ma túy, nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện; người điều khiển phương tiện còn sử dụng điện thoại di động để đón, nhận khách, tìm đường, gây mất an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, để xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, ngoài ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế, còn có nguyên nhân: công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu; không sử dụng thiết bị giám sát hành trình của phương tiện để phản ánh hoạt động thực tế của phương tiện, thời gian điều khiển phương tiện của lái xe, từ đó ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, công tác quản lý an toàn giao thông, công tác quản lý lái xe, phương tiện kinh doanh vận tải chưa chặt chẽ; quản lý sức khỏe lái xe không tốt, quy trình an toàn trước khi giao xe bị buông lỏng. Đáng chú ý, theo dõi toàn bộ hành trình, chấp hành của lái xe dường như bị bỏ mặc, trong khi đó lái xe có nỗi lo bị cắt lương, thưởng nếu không đi, đến đúng giờ, khoán doanh thu.

Công tác quản lý các phương tiện kinh doanh vận tải hiện nay được thực hiện thông qua các loại giấy tờ (hợp đồng vận tải…), thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát… Tuy nhiên, việc giám sát, cảnh báo, xử lý các vi phạm của phương tiện không được thực hiện tức thời tại thời điểm vi phạm mà chủ yếu xử lý sau thời điểm vi phạm, qua công tác thống kê, báo cáo.

Đặc biệt, công tác quản lý của chủ doanh nghiệp, chủ xe đối với lái xe chưa chặt chẽ (người không đủ điều kiện sức khỏe nhưng vẫn được giao điều khiển phương tiện). Thậm chí, vì lợi nhuận các chủ xe thường tạo áp lực cho lái xe, yêu cầu di chuyển vào ban đêm, lái xe liên tục trong thời gian dài.

Minh Châu
Minh Châu

Việc quản lý lái xe của các chủ doanh nghiệp vận tải dù đã được đề cập đến rất nhiều, nhưng thực tế vẫn rất lỏng lẻo, thậm chí khoán trắng, ép chạy theo giờ khiến nhiều tài xế phóng bạt mạng, hoặc chạy xuyên ngày đêm dẫn tới buồn ngủ, gây tai nạn. Theo bà, cần phải làm gì để siết lại tình trạng này?

Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an
Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an

Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh vận tải vì lý do lợi nhuận, giảm thiểu các chi phí mà thường giao khoán hoặc ép thời gian đón, trả khách cho lái xe, đặc biệt là các trường hợp lái xe khách đường dài.

Theo quy định, tài xế không được lái liên tục quá 4 giờ không nghỉ. Đối với các trường hợp xe chạy đường dài, ban đêm có 2 tài xế thay phiên nhau. Việc lái xe vào ban đêm trong thời gian kéo dài, liên tục sẽ không đảm bảo sức khỏe cho tài xế. Điều kiện ánh sáng hạn chế, đường vắng vào ban đêm dẫn tới tâm lý chủ quan, lái xe mệt mỏi, buồn ngủ nên đã có nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) đáng tiếc xảy ra.

Để hạn chế tình trạng đó, các lực lượng chức năng phải kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có phương tiện kinh doanh vận tải; chú trọng kiểm tra việc tổ chức, phân công, quản lý và hợp đồng lao động đối với lái xe, người làm công do đơn vị, cá nhân, tổ chức tuyển dụng.

Các cơ quan chức năng phải xác minh, làm rõ mối quan hệ giữa chủ xe (người có tên trong đăng ký xe) với người lái xe khi xảy ra TNGT, nhất là việc giao phương tiện cho lái xe có sử dụng rượu, bia, ma túy và các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng khi điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải. Điều này nhằm làm rõ trách nhiệm của chủ phương tiện trong vụ tai nạn theo quy định của pháp luật.

Lực lượng công an cũng phải phối hợp với cơ quan truyền thông, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT và cảnh báo nguy hiểm cho người dân sinh sống, tham gia giao thông trên các tuyến giao thông có tình hình TTATGT phức tạp, có nguy cơ dẫn đến TNGT...

Hoàng Hải
Hoàng Hải

Một trong những nguyên nhân lớn gây TNGT là do bia rượu, nhất là dịp tết khi tỷ lệ người sử dụng bia rượu gia tăng. Thủ tướng cũng đã tiếp tục chỉ đạo trong công điện mới đây “Đã uống rượu bia không lái xe”. Theo bà, cần có các giải pháp gì để nâng cao ý thức chấp hành quy định của người tham gia giao thông, nhất là dịp tết sắp tới?

Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an
Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an
Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) nhận được khá nhiều câu hỏi từ độc giả

CHU NGỌC THẮNG

Trong thời gian qua đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm do lái xe có sử dụng chất kích thích như rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vào các dịp lễ, tết tình trạng uống rượu, bia trong các buổi liên hoan, gặp mặt lại càng diễn ra phổ biến hơn.

Nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng vi phạm TTATGT, đề xuất các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của từng cá nhân. Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cần tuyên truyền, vận động công chức, viên chức chấp hành quy định về TTATGT nói chung và không uống rượu, bia khi tham gia giao thông nói riêng để làm gương.

Thứ hai, tuyên truyền, nhân rộng các cách làm hay, hiệu quả của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhiều cơ sở kinh doanh đã treo băng rôn “không lái xe sau khi đã uống rượu, bia” ở vị trí khách hàng dễ quan sát; hỗ trợ, liên hệ dịch vụ xe đưa khách về nhà an toàn.

Thứ ba, lực lượng CSGT phải thông qua các biện pháp công tác nghiệp vụ, qua công tác nắm tình hình cơ bản, nắm chắc tuyến, địa bàn, nắm tình hình các tụ điểm tập trung nhà hàng, quán ăn…, công khai kết hợp hoá trang, đa dạng hoá hình thức tuần tra kiểm soát, qua công tác tuần tra kiểm soát dừng các phương tiện có dấu hiệu vi phạm.

Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Các trường hợp chây ì, chống đối, củng cố chứng cứ, hồ sơ, khi đủ điều kiện phải khởi tố để răn đe, phòng ngừa chung.

Anh Chiêu
Anh Chiêu

Cao điểm tết sắp tới, ngoài các hoạt động tuần tra, kiểm soát, về phía lực lượng cảnh sát giao thông có kế hoạch gì để tăng cường thêm hoạt động kiểm soát vi phạm nồng độ cồn cũng như vi phạm các quy định trật tự an toàn giao thông, nhất là với xe khách?

Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an
Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an
Bà Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) trả lời câu hỏi tại buổi giao lưu trực tuyến

CHU NGỌC THẮNG

Uống rượu bia lái xe rất dễ gây tai nạn cho những người vô can, ngoài người chết còn có người bị thương tật vĩnh viễn, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Nhiều gia đình đã phải trải qua nỗi đau không gì bù đắp. Vì vậy, người tham gia giao thông rất cần được bảo vệ, cần các cơ quan vào cuộc quyết liệt hơn nữa để loại bỏ “ma men”, đem lại sự an toàn cho xã hội.

Để “Đã uống rượu bia - không lái xe” không là khẩu hiệu suông, cần nghiêm trong cả luật lẫn thực thi pháp luật. Trước hết, cần có "kỷ luật thép", luật phải nghiêm, chế tài phải đủ sức răn đe mới có thể ngăn chặn được "ma men" lái xe.

Lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý một cách triệt để và duy trì thường xuyên, liên tục, nhất là vào các khung giờ có nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ tai nạn giao thông (TNGT), những khung giờ thường có các hành vi vi phạm về nồng độ cồn.

Điều này nhằm tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện; đồng thời, phát hiện những tồn tại, bất cập để kiến nghị các biện pháp giải quyết.

Trên đường bộ, sẽ triệt để áp dụng công nghệ thông tin trong các mặt công tác tuần tra kiểm soát (TTKS) giao thông, sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để phát hiện, xử lý vi phạm, không chỉ là hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn.

Tập trung các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT, ùn tắc giao thông như: vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; tự ý cải tạo phương tiện; chở quá số người quy định; chạy quá tốc độ; đi sai phần đường, làn đường; không đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển và người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự …; tăng cường TTKS lưu động, kết hợp dừng tại 1 điểm, thay đổi phương thức để người dân không biết để né tránh.

Trên đường sắt, lực lượng CSGT làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT đường sắt chủ động phối hợp với chính quyền, công an địa phương và ngành đường sắt tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm TTATGT đường sắt; phối hợp kiểm tra việc chấp hành quy trình tác nghiệp, nồng độ cồn của công nhân viên đường sắt...

Trên đường thủy, chủ động và phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức TTKS trên các tuyến, địa bàn đường thủy trọng điểm, phức tạp,..; tập trung kiểm tra ngay tại bến xuất phát; kiên quyết đình chỉ các bến, phương tiện thủy không đảm bảo điều kiện an toàn, nhất là vi phạm quy định về cứu sinh, cứu đắm, chở quá số người quy định..., người điều khiển phương tiện thủy vi phạm nồng độ cồn.

Tựu trung lại, lực lượng chức năng sẽ tập trung lực lượng, phương tiện đủ mạnh để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trường hợp nào cố tình chống đối, cản trở việc kiểm tra, xử lý, gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng thì lực lượng chức năng sẽ củng cố hồ sơ, chứng cứ để xem xét xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng.

Tập trung điều tra, đề nghị truy tố, xét xử các vụ TNGT có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, ma tuý gây ra để nâng cao tính răn đe phòng ngừa chung.

Huỳnh Như
Huỳnh Như

Một điểm đáng lưu ý là gần đây số vụ tai nạn nghiêm trọng, gây nhiều người thương vong có xu hướng gia tăng trở lại. Như vụ tai nạn xe khách khiến hơn 10 người thương vong tại Thừa Thiên - Huế lỗi ban đầu được xác định do tài xế điều khiển xe ô tô khách đi không đúng làn đường quy định, không giảm tốc độ trong điều kiện trời mưa, tầm nhìn bị hạn chế. Ông nhìn nhận thế nào về điều này, tài xế có lỗi, nhưng phải chăng công tác quản lý, giám sát tài xế chưa được thực hiện hiệu quả?

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam

Theo tôi, tất cả các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra, lỗi đầu tiên là ở tài xế, chứ không thể ngụy biện cho đường trơn, trời mưa, tầm nhìn hạn chế...

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải xem lại hạ tầng đã có cảnh báo cho lái xe biết không về biển báo, nền đường...Bên cạnh đó, cần phải kiểm tra chất lượng phương tiện, công tác đăng kiểm thế nào? Đương nhiên cũng phải kiểm tra người lái xem có tiền sử ma túy hay không, rượu bia hay không?

Cuối cùng là trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý lái xe, phương tiện như thế nào. Các thiết bị giám sát hành trình có hoạt động bình thường hay không, các cơ quan chức năng có kịp thời cảnh báo cho doanh nghiệp, lái xe biết ngay hay không?

Tóm lại cần phải kiểm tra nguyên nhân để kịp thời đưa ra cảnh báo cho những vụ tai nạn sau. Đặc biệt là những tai nạn nghiêm trọng cần phải làm cho đến nơi, đến trốn không thể xuề xòa cho qua.

Đối với vụ tai nạn tại Thừa Thiên-Huế, cần phải đưa ra xét xử nghiêm để làm bài học cho các tài xế sau. Chúng ta cần phải xử lý một vụ điển hình để không còn những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Danh Hùng
Danh Hùng

Việc quản lý lái xe của các chủ doanh nghiệp vận tải dù đã được đề cập đến rất nhiều, nhưng thực tế vẫn rất lỏng lẻo, thậm chí khoán trắng, ép chạy theo giờ khiến nhiều tài xế phóng bạt mạng, hoặc chạy xuyên ngày đêm dẫn tới buồn ngủ, gây tai nạn. Theo ông, cần phải làm gì để siết lại tình trạng này?

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam trả lời câu hỏi tại buổi giao lưu trực tuyến

CHU NGỌC THẮNG

Trong luật Giao thông đường bộ năm 2008 có điều luật quy định lái xe không được lái liên tục 4 giờ và không được làm việc quá 10 giờ/ngày.

Ngoài ra, trong văn bản của Bộ GTVT cũng đưa ra khuyến cáo lái xe chạy 2 giờ thì cần phải nghỉ ngơi. Hiện nay, tất cả các xe vận tải đều bắt buộc lắp camera giám sát hành trình và thiết bị giám sát hành trình. Quy định của Nhà nước đều rất rõ, các doanh nghiệp đều phải nắm chắc điều này.

Tuy nhiên, hiện tượng doanh nghiệp vận tải khoán trắng cho lái xe hết sức phổ biến. Cũng có trường hợp, bản thân người lái cũng chủ động vi phạm về khoán thời gian, do thúc ép khoán, do bản thân cố thực hiện cho nhanh.

Luật Giao thông đường bộ đã quy định như vậy, lái xe vi phạm về thời gian làm việc, chỉ cần 1 tích tắc buồn ngủ có thể gây ra tai nạn.

Rõ ràng qua những vụ tai nạn xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là do buồn ngủ, quá tốc độ... Đặc biệt, thời gian xảy ra tai nạn thường vào ban đêm, mờ sáng. Vì vậy, cần phải cảnh báo doanh nghiệp, xử lý doanh nghiệp chứ không chỉ là xử lý lái xe.

Rất tiếc, hiện nay Việt Nam chưa chế tạo các thiết bị phát hiện dấu hiệu buồn ngủ của lái xe để cảnh báo cho lái xe. Vì vậy, ngoài cảnh báo, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, Nhà nước cần có cơ chế đặt hàng các nhà khoa học chế tạo các thiết bị cảnh báo lái xe khi buồn ngủ.

Duy Phúc
Duy Phúc

Một trong những nguyên nhân lớn gây TNGT là do bia rượu, nhất là dịp tết khi tỷ lệ người sử dụng bia rượu gia tăng. Thủ tướng cũng đã tiếp tục chỉ đạo trong công điện mới đây “Đã uống rượu bia không lái xe”. Từng nhiều năm làm công tác quản lý lái xe, theo ông cần có các giải pháp gì để việc ngăn ngừa sử dụng rượu bia khi lái xe hiệu quả và thực chất hơn?

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam chăm chú trả lời câu hỏi của độc giả

CHU NGỌC THẮNG

Trước tiên, các cơ quan truyền thông phải tuyên truyền thường xuyên, liên tục; người dân phải lên án mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, trong quảng cáo rượu, bia, cần đưa thêm cảnh báo "Đã uống rượu, bia - không lái xe", đi kèm theo đó là hình ảnh các vụ tai nạn.

Bước tiếp theo, cơ quan chức năng khi xử lý phải hết sức nghiêm minh, kiên quyết. Hiện nay, chúng ta đã xử lý nhưng chưa thường xuyên do lực lượng mỏng, phải tập trung kiểm tra tại các cửa ngõ, phải đo nồng độ cồn; phải làm sao loại trừ tuyệt đối, không cho phép lái xe hoạt động trên quốc lộ.

Về mức xử phạt, tôi có cảm giác chúng ta phạt vẫn còn nhẹ, phải phạt thế nào đủ sức răn đe, thậm chí là mất nghề mới đủ. Ngoài phạt tiền ra, tôi kiến nghị tăng thời gian tạm giữ phương tiện 1 - 3 tháng. Thời gian tước giấy phép lái xe phải nâng lên hằng năm chứ không chỉ vài tháng; những vụ tai nạn nghiêm trọng là tước vĩnh viễn. Việc này là cần thiết, có như vậy mới đủ sức răn đe.

Anh Hoàng
Anh Hoàng

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe theo Nghị định 100 được đánh giá là khá nặng, nhưng tỷ lệ vi phạm vẫn gia tăng. Theo ông có cần thiết tăng thêm mức xử phạt hay áp dụng các chế tài đi kèm như lao động công ích... hay không?

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam

Tôi ủng hộ tăng mức xử phạt và kèm theo đó là các mức xử phạt bổ sung như lao động công ích.

Trước đây, trong quá trình thảo luận, xây dựng Nghị định 100, chúng tôi đã kiến nghị đưa mức xử phạt bổ sung này vào. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa được sự đồng tình cao.

Tới nay, việc giáo dục tuyên truyền đã làm rất nhiều rồi, nhưng tình hình vi phạm vẫn gia tăng. Vì vậy, vẫn cần tăng mức xử phạt và kèm theo chế tài bổ sung, có như vậy mới xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.