Ngân sách, không thể xuê xoa

01/06/2015 05:38 GMT+7

Ngày mai 2.6, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án luật Ngân sách Nhà nước . Đây là đạo luật rất quan trọng nhưng do trước đây quy định còn nhiều lỏng lẻo và cơ chế giám sát, kỷ luật chưa chặt chẽ nên nhiều năm qua việc quản lý, thu, chi ngân sách từ trung ương xuống địa phương, thực tế nhiều nơi rất tùy tiện. Con số thu, chi sai mục đích, sai nguồn... lên tới hàng chục ngàn tỉ mỗi năm.

Ngày mai 2.6, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án luật Ngân sách Nhà nước. Đây là đạo luật rất quan trọng nhưng do trước đây quy định còn nhiều lỏng lẻo và cơ chế giám sát, kỷ luật chưa chặt chẽ nên nhiều năm qua việc quản lý, thu, chi ngân sách từ trung ương xuống địa phương, thực tế nhiều nơi rất tùy tiện. Con số thu, chi sai mục đích, sai nguồn... lên tới hàng chục ngàn tỉ mỗi năm.
Cụ thể, về việc ngân sách nhà nước (NSNN) hiện hành cho các địa phương ứng trước các khoản đầu tư, thực chất đó không phải là các khoản dự toán ngân sách. Nhiều năm nay, Chính phủ thường cho các địa phương chi ứng trước kế hoạch năm sau, đến khi quyết toán, QH lại buộc phải cho làm và điều này dẫn đến hầu hết các tỉnh, thành phố cứ làm, đầu tư các công trình, dự án rồi lại xin tạm ứng, ứng trước vốn ngân sách… gây nên tình trạng lỏng lẻo.
Hay tình trạng cho chi chuyển nguồn hoặc sử dụng vốn dự phòng. Theo Kiểm toán Nhà nước, hằng năm vẫn có hàng ngàn tỉ đồng được cho chi chuyển nguồn. Mỗi địa phương thường có rất nhiều lý do để cho chi chuyển nguồn, dẫn đến không phản ánh đầy đủ mức bội chi ngân sách. Hay các khoản ngân sách dự phòng, theo quy định của luật NSNN, chỉ để chi cho các việc mang tính cấp bách như cấp tiền cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh… Nhưng qua kiểm toán, nhiều khoản chi dự phòng cũng được các địa phương chi cho các nội dung khác, thậm chí có nơi dùng để chi thường xuyên.
Do đó, với dự án luật NSNN mới, cần phải có những quy định cụ thể hơn để làm chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, các khoản dự phòng ngân sách phải được chi đúng mục đích và làm rõ, các khoản này chiếm tối đa bao nhiêu phần trăm trong toàn bộ NSNN. Nhưng ngay dự thảo luật NSNN mới, với dự kiến quy định dự phòng NSNN là 25%, theo nhiều ĐBQH là “quá cao”. Điều này có thể lại dẫn đến tình trạng, các địa phương khi xin dự toán khó, lại xin chuyển qua dùng quỹ dự phòng ngân sách thì lại tạo nên bất cập mới.
Một điều đáng nói nữa là hiện nay phần lớn các nước trên thế giới đã ban hành luật NSNN theo từng năm, trong khi ở VN rất nhiều năm qua luật NSNN chỉ là luật khung, quy định những nguyên tắc điều hành NSNN cơ bản, còn hằng năm QH lại ban hành các nghị quyết phân bổ NSNN. Đã có nhiều ý kiến của ĐBQH cho rằng, cần thay đổi điều này, ban hành luật NSNN hằng năm để nâng cao thẩm quyền của QH, để những quy định về thu, chi, quản lý NSNN chặt chẽ và có hiệu lực cao hơn. Với những đạo luật về NSNN hằng năm đảm bảo vị trí pháp lý cao hơn là các nghị quyết QH, giúp cho quản lý ngân sách tốt hơn nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.