Thiếu đủ thứ !
Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Bành Tiến Long đã gọi thực trạng hiện nay là "hiện tượng bùng nổ nhu cầu nguồn nhân lực" trong ngành tài chính - ngân hàng, do thời gian qua, các ngân hàng (NH), các tổ chức tài chính đẩy mạnh hoạt động, mở rộng mạng lưới và tạo ra được hàng ngàn vị trí công việc, thu hút sự quan tâm của người lao động.
Dự kiến đến năm 2010, nhu cầu nguồn nhân lực của các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán và thẩm định giá khoảng 13.500 người, trong đó: chứng khoán: 5.000 người (tốc độ tăng trên 500% so với hiện nay); bảo hiểm: 3.000 người (tốc độ tăng khoảng 18% so với hiện nay); kiểm toán: 5.000 người (tốc độ tăng khoảng 103% so với hiện nay); thẩm định giá là 500 người (tốc độ tăng khoảng 20% so với hiện nay). (Theo báo cáo của Bộ Tài chính) |
Không chỉ có ngành NH, lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kiểm toán... cũng lâm vào tình trạng thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: với tốc độ tăng trưởng chung của thị trường chứng khoán khoảng 20-30% năm, nhu cầu nguồn nhân lực của các công ty chứáng khoán, công ty quản lý quỹ cho đến năm 2010 là rất lớn (dự báo cần khoảng 6.000 người) nhưng hiện tại các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nêu trên.
Do chất lượng đào tạo?
Mổ xẻ các nguyên nhân khiến việc cung ứng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, đại diện NH Eximbank cho rằng: chất lượng đào tạo đang có một khoảng cách so với nhu cầu sử dụng. Thời gian thực tập của sinh viên ngắn và không có nhiều cơ hội để cọ xát với thực tế. Hiện nay, hầu hết sinh viên ra trường đều chưa thể đáp ứng được công việc ngay mà phải qua một vài khóa đào tạo ngắn hạn của NH và sau đó cần một thời gian "cầm tay chỉ việc" mới có thể làm được.
Một nguyên nhân quan trọng khác được các đại biểu nêu ra đó là sự lạc hậu của chương trình đào tạo. Báo cáo về nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm - chứng khoán - kiểm toán của Bộ Tài chính đánh giá: nội dung chương trình giảng dạy về chuyên môn nghiệp vụ chưa được chuyên sâu và chuẩn hóa; chưa được cập nhật thường xuyên, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Thậm chí, chuyên ngành thẩm định giá còn chưa được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức trong nhiều trường đại học kinh tế, tài chính...
Cũng bức xúc về vấn đề đào tạo, NH Ngoại thương Việt Nam kiến nghị: các cơ sở đào tạo phải thay đổi quan điểm thực sự coi doanh nghiệp nói chung và NH nói riêng là khách hàng, dần dần xóa bỏ quan điểm thực hiện đào tạo theo chỉ tiêu được giao. Ngoài chuyên môn, các yêu cầu về sự tự tin, tính năng động, thái độ làm việc, năng lực giao tiếp, sự hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm cần phải được chú trọng, nhất là khả năng thích ứng với công việc.
Bộ GD-ĐT đã thừa nhận những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cung không theo kịp cầu, trong đó có yếu kém của chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên, phương pháp đào tạo... Đồng thời, Bộ cũng nhấn mạnh: một trong các yếu tố khiến việc đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu là do thiếu thông tin từ tổ chức, doanh nghiệp và thị trường lao động. Nguyên nhân vì chưa có cơ chế và chính sách tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; chưa có hệ thống các cơ quan nghiên cứu, dự báo phân tích nhu cầu lao động. Bên cạnh đó, từng cơ sở đào tạo chưa có bộ phận hỗ trợ và theo dõi sinh viên sau khi tốt nghiệp để có phản hồi nên khoảng cách giữa cung và cầu trên thị trường lao động ngày càng nới rộng thêm.
* Bà Nguyễn Phương Mai - Giám đốc ACCA tại Việt Nam: 3 nguyên nhân gây "sốt"
Nhìn lại giai đoạn từ cuối năm 2006 đến hết 2007, chỉ riêng lĩnh vực kiểm toán, có thể nhận thấy chưa bao giờ các công ty kiểm toán lại đối mặt với sự thiếu hụt nhân sự trầm trọng như vậy. Thứ nhất, sự phát triển của thị trường chứng khoán đã khiến công chúng quan tâm hơn đến độ tin cậy và sự minh bạch của các thông tin tài chính, dẫn đến nhu cầu kiểm toán tăng nhanh, cần có một đội ngũ kiểm toán viên có trình độ để đảm đương số lượng các hợp đồng kiểm toán ngày một nhiều. Thứ hai, hàng loạt các công ty chứng khoán ra đời cũng như hàng loạt các ngân hàng mới được thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO dẫn đến nhu cầu tăng vọt về số lượng các chuyên gia có trình độ trong lĩnh vực kế toán - tài chính. Thứ ba, làn sóng đầu tư nước ngoài mới đổ vào Việt Nam với tổng giá trị đầu tư nước ngoài đăng ký lên đến gần 20 tỉ USD vào năm 2007 cho thấy sẽ có rất nhiều dự án đầu tư được triển khai trong thời gian tới. Các dự án này ngay cả trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng đã cần phải có một đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên nhất định mà không đợi đến khi đưa vào vận hành. Về chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên hiện nay, chỉ biết rằng với con số gần 300 kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế so với khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng kiểm toán, tôi nghĩ nó chỉ đáp ứng dưới 10% số lượng cần có.
Ảnh: Đ.N.T Là trường ĐH đầu tiên trong cả nước đào tạo ngành thẩm định giá (từ năm 2000), chúng tôi đã cung cấp hơn 600 cử nhân cho các trung tâm - bộ phận thẩm định giá khu vực phía Nam, nhưng so với nhu cầu vẫn còn rất xa mới đáp ứng đủ số lượng. Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các ngân hàng, cấp quản lý từ trung ương đến địa phương đều có trung tâm - bộ phận thẩm định giá nên rất cần cử nhân có chuyên môn về ngành này. Hơn nữa, chúng ta mới chỉ quen định giá những tài sản hữu hình, doanh nghiệp nào muốn định giá tài sản vô hình (ví dụ thương hiệu) thì phải thuê công ty nước ngoài làm. Ở Việt Nam cũng mới chỉ đào tạo trình độ cử nhân - chưa có đào tạo trình độ thạc sĩ ngành này. Trong vài năm nữa trường cũng xin đào tạo trình độ thạc sĩ ngành này. Vĩnh Thắng - Mỹ Quyên (ghi) |
V.T
Bình luận (0)