(TNO) Ngày 14.7, Tập đoàn Thành Thành Công đã phối hợp các công ty trong ngành nông nghiệp như John Deere, Valmont Valley, Phân bón Việt Nhật, Phân bón Miền Nam, Netafim… tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía để nâng cao thu nhập cho người nông dân nhằm giảm giá thành, tăng thu nhập cho nông dân và cạnh tranh được với đường nhập khẩu.
|
Hiện nay, thời hạn giảm thuế nhập khẩu đường theo Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN đang đến gần, các chuyên gia trong ngành mía đường nhận định nhiều nhà máy đường trong nước khó có thể “sống sót” được một khi thuế suất giảm về 0% từ năm 2015.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Lộc - Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP đường Biên Hòa - cho biết: “So sánh lợi thế cạnh tranh giữa Việt Nam và Thái Lan thì trình độ sản xuất mía đường có một khoảng cách khá chênh lệch. Chi phí thuê đất vùng Đông Nam bộ cao hơn Thái Lan, Thái Lan có chi phí làm phân bón thấp hơn, năng suất đường cao hơn và giá thu mua mía vùng Đông Nam bộ cao hơn Thái Lan. Ở Thái Lan thì họ thu hoạch mía sát gốc, sạch tạp chất, thu hoạch mía chín, không có thời gian phơi bãi, trung chuyển bằng phương tiện cơ giới và thất thoát chỉ dưới 5%. Còn ở Việt Nam thì nông dân thu hoạch mía non, trung chuyển bằng thủ công, thời gian vận chuyển kéo dài từ 24-48 tiếng và thất thoát 15-20% lượng đường trong mía. Những yếu tố này đã làm tăng giá thành, chính vì vậy cần có giải pháp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất thì mới có thể cạnh tranh được”.
Nhằm giúp Việt Nam học cách giảm chi phí sản xuất mía đường, tại hội thảo, ông Luis Enrique Rodriguez - Giám đốc Marketing toàn cầu của John Deere - đã giới thiệu về các biện pháp canh tác ở Louisiana (Mỹ) và một số phương pháp kĩ thuật canh tác nâng cao năng suất cho mía, những cải tiến kĩ thuật được áp dụng để tăng năng suất và chất lượng mía, cách thức làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, giảm thiểu tối đa việc làm đất…
Ông Hyatt Thomas James - Giám đốc dự án toàn cầu phụ trách về tưới phun của Úc - trình bày về Mô hình tưới tự hành để giảm chi phí sản xuất mía tại Queesland. Mô hình này được áp dụng thành công tại các nước công nghiệp mía đường như Brazil, Mỹ, Úc.
Ông Mr. Leon Arceo - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Mía đường Phillippines - cũng có bài trình bày về tầm quan trọng của các giống nhập nội, giới thiệu đặc điểm một số giống mía có tiềm năng từ Viện nghiên cứu mía đường Philippines.
Quang Thuần
>> VSSA lại đề nghị tăng thời hạn bảo hộ ngành mía đường
>> Vì sao ngành mía đường ‘dậy sóng’ trước HAGL ?
>> Ngành mía đường chưa được đầu tư bài bản
>> Thực trạng đáng báo động của ngành mía đường Việt Nam
Bình luận (0)