Trong năm học mới này, tất cả học sinh (HS) tỉnh Kiên Giang sẽ thực học từ ngày 20.9. Riêng học sinh khối 9 và khối 12 bắt đầu học trực tuyến từ ngày 6.9 - 20.9. Sau ngày 20.9, tùy vào tình hình dịch bệnh Covid-19, Sở GD-ĐT Kiên Giang đã xây dựng 2 phương án, 3 tình huống tổ chức dạy học cho phù hợp.
2 phương án, 3 tình huống ứng phó với Covid-19
Phương án 1: Nếu từ ngày 20.9 dịch bệnh được kiểm soát, tất cả học sinh sẽ đến trường học như mọi năm. Trong quá trình học, nếu có học sinh F0 thì những em này sẽ được đưa đi cách ly tại cơ sở y tế và phân công giáo viên dạy bù vào cho các em thời gian thích hợp. Những em học sinh F1, F2 cách ly tại khu cách ly tập trung thì nhà trường sẽ phân công giáo viên photo bài học gửi đến các em và sẽ dạy bù cho khi hết cách ly.
Phương án 2: Nếu ngày 20.9 vẫn còn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 thì học sinh sẽ học trực tuyến theo phương châm ‘Học sinh không đến trường nhưng việc học không dừng’. Nếu Kiên Giang thực hiện giãn cách theo
Chỉ thị 15 thì sẽ cho tất cả học sinh đến trường, nhưng không tổ chức chào cờ đầu tuần tập trung ở sân mà thực hiện chào cờ tại lớp học; giờ ra chơi học sinh không tập trung ra sân chơi mà chỉ ở tại lớp; các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nghiêm túc.
An toàn mới đi học, đi học phải an toàn
Ngày 4.9, bà Trương Thanh Nhuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long, cho biết ngày 6.9 học sinh khối lớp 9 và 12 bắt đầu bước vào năm học mới. “Hiện tại, tỉnh vẫn chưa áp dụng hình thức học trực tiếp. Các khối lớp này thực hiện
học trực tuyến và các hình thức khác phù hợp với điều kiện của từng trường, với phương châm an toàn thì mới đi học và đi học thì phải an toàn’, bà Nhuận nói và cho biết ngành
giáo dục đã xây dựng các phương án dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 của tỉnh. Cụ thể, khi trở về trạng thái bình thường mới sẽ tiến hành học trực tiếp; còn ngược lại sẽ thực hiện dạy học theo hình thức trực tuyến.
Vĩnh Long xây dựng nhiều phương án dạy học phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
|
‘Các học sinh không có điều kiện học trực tuyến, nhà trường sẽ xây dựng bài dạy, bài tập, hướng dẫn học sinh học. Sau đó sẽ gửi lên cổng thông tin điện tử của trường, các nhóm của lớp trên
mạng xã hội, hoặc giáo viên sẽ in tài liệu phát cho học sinh. Sau khi học sinh trở lại trường học, giáo viên sẽ có hình thức kiểm tra đánh giá theo quy định và bổ sung kiến thức cho các em’, bà Nhuận thông tin.
Về chương trình học, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, đã giao cho từng trường xây dựng cụ thể phù hợp với địa phương, Trong cuộc họp trực tuyến sáng 4.9, các trường báo cáo đã xây dựng kế hoạch 2 phương án dạy học trong tuần đầu tiên, chương trình học cũng được thực hiện theo hướng rút gọn nhưng phải đảm bảo yêu cầu. “Sở cũng chỉ đạo các trường phải xây dựng giáo án dạy học trong 4 tuần, trong thời gian dạy học trực tuyến, các trường tiếp tục xây dựng 4 tuần tiếp, theo kiểu gối đầu. Khi tình hình ổn định, học sinh trở lại học trực tiếp thì vẫn tiếp tục thực hiện học theo 2 hình thức để sau này các trường chủ động thực hiện việc dạy học’, bà Nhuận nói thêm.
Để đạt được mục tiêu giáo là hề không đơn giản
Tại An Giang, học sinh lớp 9 và lớp 12 của tỉnh bắt đầu học từ ngày 6.9 bằng hình thức trực tuyến. Từ ngày 15.9, tùy theo tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương mà tất cả cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy theo phương án cụ thể.
Ngành giáo dục An Giang sẽ cố gắng hết sức mình để mang lại những gì tốt nhất cho học sinh khi phải học mùa dịch Covid-19.
|
Với các địa phương
giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hoạt động giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tổ chức dạy và học theo hình thức trực tuyến hoàn toàn. Những học sinh có
hoàn cảnh khó khăn không thể tham gia học trực tuyến, hiệu trưởng các trường chỉ đạo giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các em thông qua tin nhắn SMS, Vnedu… hoặc gửi tài liệu photo đến các em.
Trong điều kiện các địa phương áp dụng
giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, hệ giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tổ chức kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến. Trong đó, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp tại trường theo hình thức chia đôi lớp học (khoảng 20 học sinh/lớp) đối với lớp 9 và lớp 12 nhằm đảm bảo giãn cách và an toàn phòng, chống dịch. Các khối lớp còn lại, tổ chức dạy học trực tuyến hoàn toàn.
Sở GD-ĐT An Giang cũng đã ban hành hướng dẫn triển khai chuẩn bị kịch bản dạy học đối với cấp tiểu học trong điều kiện ảnh hưởng dịch Covid-19. Trong đó, đối với học sinh lớp 1, lớp 2, các trường cần nhắc lựa chọn hình thức dạy học trong điều kiện dịch bệnh phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh.
Các cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1, lớp 2 khi nhà trường và giáo viên được chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin, ưu tiên dạy môn tiếng Việt và môn toán, đảm bảo các em hình thành kỹ năng đọc, viết, nói, nghe, kỹ năng tính toán và các kỹ năng cơ bản cần thiết ban đầu theo quy định. Nội dung các tiết dạy trực tuyến phải tinh gọn, không quá nhiều thời gian và đặt trọng tâm vào kiến thức cốt lõi và tránh tạo áp lực gây căng thẳng cho học sinh.
Khi mức độ nguy hiểm của dịch bệnh giảm xuống, học sinh đến trường học trực tiếp, các trường đánh giá mức độ tiếp thu bài mới hoặc phát hiện lỗ hổng kiến thức cũ mà bổ sung hoàn chỉnh lại cho các em để đáp ứng mục tiêu nội dung kiến thức và kỹ năng của chương trình.
Cà Mau có hơn 1.000 giáo viên, học sinh bị kẹt ngoài tỉnh
Theo Sở GD-ĐT Cà Mau, hiện 200 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 858 học sinh của tỉnh đang kẹt ngoài tỉnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chưa trở về địa phương. Trong đó, học sinh bị kẹt lại nhiều nhất là tỉnh Bình Dương, kế đến là TP.HCM, Đồng Nai và Bạc Liêu. Trong số này, nhiều nhất là học sinh cấp THPT (362 em), tiểu học (trên 290 em).
Trước tình hình trên, Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết sẽ tiếp tục rà soát số học sinh ngoài tỉnh chưa trở về tỉnh; những trường hợp không trở về kịp vào đầu năm học mới thì hướng dẫn học sinh đăng ký học tại nơi cư trú. (Gia Bách)
|
Bà Trần Thị Ngọc Diễm, Giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, cho biết trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh, đặc thù kinh kế - xã hội của tỉnh An Giang, điều kiện học sinh vùng nông thôn và những hạn chế của việc dạy học trực tuyến… thì để đạt được mục tiêu giáo dục là không hề đơn giản. Tuy nhiêm, ngành giáo dục sẽ cố gắng hết sức mình với tinh thần sẵn sàng và quyết tâm cao để
mang lại những gì tốt nhất cho học sinh trong điều kiện có thể ở năm học mới này.
Bình luận (0)