Ngày mới với tin tức sức khỏe: 5 bài tập đơn giản giúp giảm mức cholesterol

13/07/2024 00:10 GMT+7

'Mức cholesterol xấu cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Tác dụng không ngờ của mè đến tuyến tiền liệt; Người trẻ cần làm gì để ngăn huyết áp cao và bệnh thận?; Những loại rau củ không nên ăn thường xuyên...

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm mức cholesterol một cách tự nhiên

Mức cholesterol xấu cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ.

Rất may là có cách để giảm cholesterol một cách tự nhiên, và tập thể dục thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất.

Sau đây là 5 bài tập đã được khoa học chứng minh là giúp giảm mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: 5 bài tập đơn giản giúp giảm mức cholesterol- Ảnh 1.

Mức cholesterol xấu cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ

Pexels

Cách đơn giản và hiệu quả nhất là đi bộ. Bài tập dễ thực hiện và hiệu quả nhất để giảm cholesterol là đi bộ.

Các nghiên cứu cho thấy đi bộ với tốc độ trung bình trong 30 - 60 phút hầu hết các ngày trong tuần có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology, cho thấy đi bộ có thể giúp giảm tới 7% mức cholesterol xấu.

Đạp xe. Đạp xe là một bài tập hiệu quả khác giúp giảm mức cholesterol. Cả đạp xe trên đường và trên máy đều giúp tăng mức cholesterol tốt đồng thời giảm cholesterol xấu. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ JAHA cho thấy đạp xe thường xuyên giúp giảm đáng kể mức cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Hãy đặt mục tiêu đạp xe 30 phút, 3 đến 5 lần một tuần để gặt hái lợi ích. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 13.7.

Người trẻ cần làm gì để ngăn huyết áp cao và bệnh thận?

Lối sống không lành mạnh đã trở thành yếu tố chính gây ra nhiều loại bệnh. Huyết áp cao và bệnh thận thường xuất hiện ở người trung niên hay người già. Tuy nhiên, những bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, khiến nhiều người trẻ đang mắc bệnh.

Các chuyên gia cho biết mối quan hệ giữa huyết áp cao và sức khỏe thận rất phức tạp. Thận có chức năng điều chỉnh huyết áp bằng cách cân bằng lượng chất lỏng và ảnh hưởng lên trương lực mạch máu.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: 5 bài tập đơn giản giúp giảm mức cholesterol- Ảnh 2.

Huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

PEXELS

Để ngăn ngừa, kiểm soát huyết áp cao và bệnh thận, người trẻ cần áp dụng những biện pháp sau:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là hết sức cần thiết để phát hiện sớm huyết áp cao và bệnh thận. Phát hiện sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh và ngăn các biến chứng nghiêm trọng.

Chế độ ăn lành mạnh. Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc giàu protein đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Cách ăn này không chỉ giúp cơ thể nạp đủ chất, duy trì sức khỏe tổng thể mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh, từ huyết áp cao, bệnh thận đến bệnh tim, tiểu đường loại 2 hay ung thư. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.7.

Những loại rau củ không nên ăn thường xuyên

Để có sức khỏe tốt thì chế độ ăn hằng ngày không thể thiếu rau củ. Rau củ ít calo, nhiều chất xơ, có tác dụng kiểm soát đường huyết và cân nặng. Dù rau củ tốt cho sức khỏe nhưng có một số loại không nên ăn thường xuyên.

Rau củ giàu vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất có lợi khác. Chúng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có tim mạch, ung thư, tiểu đường.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: 5 bài tập đơn giản giúp giảm mức cholesterol- Ảnh 3.

Cà tím chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều vì có thể gây hại

PEXELS

Một số loại rau củ khi ăn với mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn ở mức độ nhiều và thường xuyên thì có thể dẫn đến một số nguy cơ, chẳng hạn như làm trầm trọng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, làm tăng đường huyết hoặc dễ gây sỏi thận.

Trên thực tế, ăn quá nhiều các loại rau có hàm lượng oxalate cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Oxalate là hợp chất tự nhiên có nhiều trong rau bina, khoai tây và củ dền. Dù oxalate không phải là chất gây hại nhưng nếu nạp với hàm lượng cao có thể làm tăng nguy cơ cho thận.

Phần lớn sỏi thận là sỏi canxi oxalate. Chúng hình thành khi hàm lượng oxalate trong cơ thể quá cao. Lượng oxalate này khi vào thận sẽ liên kết với canxi và lắng đọng thành sỏi. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.