Ngày mới với tin tức sức khỏe: 7 điều quan trọng nên làm ở tuổi 50

28/05/2023 00:10 GMT+7

7 điều quan trọng bác sĩ khuyên nên làm ở tuổi 50; Mẹo dùng máy lạnh giữ mát mà tiết kiệm điện trong ngày nóng bức; 4 vấn đề sức khỏe bộc lộ qua việc 'xì hơi'... là những thông tin sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày chủ nhật 28.5.2023.

Ngoài ra, trong ngày chủ nhật 28.5 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Cảnh báo bệnh dại gia tăng trong mùa nắng nóng; 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động; Công nghệ điều trị mới giúp người liệt 12 năm đi lại được, leo cả cầu thang; Tại sao lại bị nhức đầu khi cúi xuống?; ...

7 điều quan trọng bác sĩ khuyên nên làm ở tuổi 50

Dù bạn ở độ tuổi nào, thời điểm tốt nhất để bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của mình cũng là ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, một số thói quen sức khỏe đặc biệt có lợi khi bạn ở độ tuổi 50, trước khi những hậu quả xảy ra.

Các bác sĩ cho biết, có một số cách đơn giản có thể là chìa khóa cho sức khỏe và tuổi thọ, giúp ngăn ngừa bệnh tật, duy trì chức năng nhận thức, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn, theo trang tin sức khỏe Best Life.

Sau đây là 7 điều mà bác sĩ mong muốn bạn bắt đầu thực hiện ở độ tuổi 50.

1. Tuân theo một kế hoạch tập luyện nhất quán

Các bác sĩ cho biết, tập thể dục vừa phải, tối thiểu 150 phút mỗi tuần là một trong những điều tốt nhất bạn nên làm. Nó giúp giảm bệnh tim, ung thư, suy giảm nhận thức, các vấn đề về vận động, béo phì.

7 điều quan trọng bác sĩ khuyên bạn nên bắt đầu làm ở độ tuổi 50 - Ảnh 1.

Các bác sĩ cho biết, tập thể dục vừa phải, tối thiểu 150 phút mỗi tuần là một trong những điều tốt nhất bạn nên làm

SHUTTERSTOCK

2. Tập luyện tinh thần

Chuyên gia Ryan Glatt, huấn luyện viên cá nhân và sức khỏe não bộ tại Viện Khoa học Thần kinh Thái Bình Dương, Trung tâm Y tế Providence Saint John (Mỹ), nói: Luyện tập cho bộ não cũng quan trọng như tập thể dục.

Mời bạn xem tiếp nội dung bài 7 điều quan trọng bác sĩ khuyên nên làm ở tuổi 50 trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 28.5. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về tuổi 50 như: Chuyên gia: 5 sai lầm về lối sống ở tuổi 50, cần khắc phục ngay!; 4 thói quen tuổi 50 tuổi cần tránh khi tập thể dục...

Mẹo dùng máy lạnh giữ mát mà tiết kiệm điện trong ngày nóng bức

Trong thời tiết nắng nóng, sử dụng máy lạnh thường xuyên sẽ làm hao tốn rất nhiều năng lượng điện. Tuy nhiên, có những cách đơn giản để bạn sử dụng máy điều hòa luôn mát mẻ mà không tốn nhiều tiền điện.

Cô Alina Bradford, chuyên gia về công nghệ người Mỹ, với gần 20 năm kinh nghiệm, chia sẻ cách giữ mát khi trời nóng mà không làm tăng vọt tiền điện.

Sau đây là một số lời khuyên để giữ cho ngôi nhà của bạn thoải mái nhất có thể trong khi giảm thiểu lượng điện sử dụng.

1. Bịt kín mọi chỗ rò rỉ hơi lạnh

Các vết nứt và khe hở từ cửa sổ và cửa ra vào cho phép không khí ra vào. Hãy kiểm tra từ cửa ra vào đến cửa sổ, nền nhà nơi chân tường.

Để kiểm tra, có thể đứng bên ngoài phòng và luồn tay quanh cửa sổ và cửa ra vào, xem có cảm thấy hơi lạnh thoát ra không? Nếu có, hãy bít xung quanh các cửa sổ bị rò rỉ và thêm vật liệu cách nhiệt xung quanh cửa ra vào.

Mẹo dùng máy lạnh độc đáo giữ mát mà tiết kiệm điện trong ngày nóng bức - Ảnh 1.

Có những cách đơn giản để bạn sử dụng máy điều hòa vẫn luôn mát mẻ mà không tốn nhiều tiền điện đặc biệt trong mùa nắng nóng

SHUTTERSTOCK

2. Kiểm tra vị trí của bộ điều nhiệt

Vị trí đặt bộ điều nhiệt có thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của máy điều hòa. Cần chú ý nếu đặt bộ điều nhiệt trên tường ngay cạnh cửa sổ nóng, máy điều hòa sẽ bật thường xuyên hơn mức cần thiết.

Mời bạn xem tiếp nội dung bài Mẹo dùng máy lạnh giữ mát mà tiết kiệm điện trong ngày nóng bức trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 28.5. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về máy lạnh như: TP.HCM: Đi nắng nóng về liền nằm máy lạnh, người đàn ông bị đột quỵ; Điều gì xảy ra khi bạn sử dụng máy lạnh hằng ngày?...

4 vấn đề sức khỏe bộc lộ qua việc 'xì hơi'

Vi khuẩn đường ruột khi phân hủy thức ăn trong ruột sẽ tạo ra khí. Phần lớn lượng khí này được tống ra khỏi cơ thể bằng đánh rắm (còn gọi là trung tiện, xì hơi). Tần suất và mức độ khó chịu của mùi rắm có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, từ rối loạn tiêu hóa đến cách ăn uống.

Đánh rắm được tạo ra từ nhiều loại khí khác nhau như oxy, carbon dioxide, hydro, metan, nitơ và một số loại khác. Một số có mùi, số khác thì không.

Tuy nhiên, nếu thành phần đánh rắm có hydro sunfua hoặc các loại khí phát sinh từ quá trình tiêu hóa thịt thì sẽ có mùi rất hôi. Đắnh rắm cũng sẽ có mùi khó chịu nếu chưa đi đại tiện, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

4 vấn đề sức khỏe bộc lộ qua việc đánh rắm - Ảnh 1.

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột có thể gây đánh rắm nhiều hơn

SHUTTERSTOCK

Trung bình một người đánh rắm từ 15 đến 25 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn vì tùy thuộc vào chế độ ăn. Phần lớn những lần đánh rắm sẽ xảy ra trong khi ngủ. Mặc dù gây khó chịu với những người xung quanh nhưng đánh rắm có thể cho chúng ta biết nhiều vấn đề về sức khỏe của chính mình.

Mời bạn xem tiếp nội dung bài 4 vấn đề sức khỏe bộc lộ qua việc 'xì hơi' trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 28.5. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về vệ sinh như: Những thói quen vệ sinh sai lầm có thể hủy hoại sức khỏe của bạn; Sử dụng vòi xịt vệ sinh sao cho an toàn?...

Kính chúc các bạn ngày chủ nhật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.