Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ăn gì vào bữa sáng, tối để tránh đau tim

27/06/2021 00:16 GMT+7

'Nghiên cứu mới cho thấy, với một số loại thực phẩm, thời gian ăn trong ngày cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn', hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thêm nghiên cứu này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nam giới 'mạnh mẽ' sẽ chống Covid-19 mạnh mẽ hơn; Nuốt 16 viên nam châm, cậu bé 2 tuổi bị cắt 90 cm ruột; Viết lách có giúp ích cho sức khỏe tâm thần?... 

Nên ăn thứ gì cho bữa sáng và bữa tối để giảm nguy cơ đau tim?

Mọi người đều biết chế độ ăn uống và những thứ ăn hằng ngày rất quan trọng và đóng vai trò lớn đối với sức khỏe.

Bữa tối có nguồn gốc từ thực vật có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 10%

Shutterstock

Một nghiên cứu mới cho thấy, với một số loại thực phẩm, thời gian ăn trong ngày cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Ăn thịt cho bữa sáng và “ăn chay” cho bữa tối. Nghiên cứu vừa được công bố bởi tổ chức chăm sóc sức khỏe toàn cầu The Endocrine Society, báo cáo rằng, nếu bạn muốn ăn nhiều carbs tinh chế và thịt béo, thì tốt nhất nên ăn vào bữa sáng.
Dự án toàn quốc của Mỹ này đã phát hiện ra rằng, ăn những loại thực phẩm này vào bữa tối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Vì vậy, nên chọn thứ gì cho thực đơn bữa tối thay cho sườn hoặc thịt bò.
Các tác giả nghiên cứu khuyến nghị rằng, tốt nhất bữa tối nên ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật kết hợp với một số ngũ cốc nguyên cám và chất béo không bão hòa.
Chất béo không bão hòa là chất béo nếu để ở nhiệt độ phòng vẫn ở dạng lỏng mà không đông lại. Đó là chất béo có lợi vì có thể cải thiện mức cholesterol trong máu, giảm viêm, ổn định nhịp tim, giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Chất béo không bão hòa có từ đâu? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 27.6.

Tiêm vắc xin khi đang bị nhiễm Covid-19 mà không biết ?

Trước khi tiêm ngừa Covid-19 có cần phải làm xét nghiệm SARS-CoV-2 không? Trong trường hợp một người đang bị nhiễm Covid-19 mà không biết và được tiêm vắc xin thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay hiệu quả của vắc xin không? (Nguyễn Duy Tân, Khánh Hòa)
Thạc sĩ - bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng bộ môn Nhiễm, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM:
Cơ thể chúng ta có được miễn dịch với Covid-19 là nhờ nhiễm bệnh hoặc tiêm vắc xin. Tuy nhiên, theo những gì mà y khoa hiểu biết về Covid-19 cho đến nay thì miễn dịch có được sau khi nhiễm bệnh là không bền vững.
Vì vậy, các tổ chức, chuyên gia y tế trên thế giới vẫn khuyến cáo nên tiêm ngừa vắc xin Covid-19 đối với cả những người đã từng mắc Covid-19. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp phần trả lời của bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh.

Phát hiện mới: Nam giới 'mạnh mẽ' sẽ chống Covid-19 mạnh mẽ hơn 

Một nghiên cứu mới từ Trường Y Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), cho thấy rằng nam giới có mức hoóc môn nam tính testosterone trong máu thấp, dễ mắc Covid-19 nặng hơn.

Nồng độ testosterone càng thấp thì triệu chứng Covid-19 càng nặng

Shutterstock

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa của Hiệp hội y khoa Mỹ JAMA Network Open.
Giáo sư y khoa Abhinav Diwan, tác giả kỳ cựu của nghiên cứu, cho biết: “Nếu một người đàn ông khi nhập viện, có mức testosterone thấp, thì nguy cơ mắc Covid-19 nặng - nghĩa là phải chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong - cao hơn nhiều so với những người đàn ông có mức testosterone cao hơn. Và nếu trong thời gian nằm viện, mức testosterone này càng giảm, thì nguy cơ bệnh càng nặng hơn”.
Các nhà nghiên cứu đã đo hàm lượng của một số hoóc môn trong mẫu máu của 90 người đàn ông và 62 phụ nữ đến Bệnh viện Barnes-Jewish Hospital (Mỹ), do có các triệu chứng của Covid-19 và đã dương tính với Covid-19. 
Trong số đó, có 143 bệnh nhân nhập viện, các nhà nghiên cứu đã đo lại nồng độ hoóc môn của những người này vào các ngày 3, 7, 14 và 28 ngày nằm viện. Ngoài testosterone, các nhà nghiên cứu còn đo nồng độ một số loại hoóc môn khác. Kết quả nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 27.6.

Nuốt 16 viên nam châm, cậu bé 2 tuổi bị cắt 90 cm ruột non

Trong lúc chơi đùa, cậu bé 2 tuổi ở Mỹ đã nuốt 16 viên nam châm vào bụng. Để cứu mạng cậu bé, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ 90 cm ruột non.

Cậu bé Konin Arrington ở Mỹ đã phải cắt gần 90 cm ruột non vì nuốt 16 viên nam châm vào bụng

Ảnh minh họa: Shutterstock

Bé Konin Arrington, 2 tuổi, sống với gia đình ở bang Florida (Mỹ). Cậu bé là con út trong gia đình có 5 anh chị em. Vào tháng 4.2021, một trong các anh chị của Konin đã mang rất nhiều viên nam châm về nhà. Mỗi viên có kích thước chỉ bằng viên thuốc. Tuy nhiên, số nam châm này sau đó đã bị vứt bỏ.
Bé Konin trong lúc chơi đùa đã tìm thấy số nam châm và nuốt 16 viên vào bụng. Khi vào ruột Konin, các viên nam châm hít chặt lại với nhau và gây viêm loét ruột non.
Cậu bé nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn mửa. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ quyết định phải phẫu thuật khẩn cấp cho Konin. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để tiếp tục câu chuyện của bé Konin Arrington.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.