Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bị huyết áp cao, nên ăn sáng món nào là tốt nhất?; 5 tác động của căng thẳng khiến cơ thể dễ mắc bệnh tim; Khối u ác tính 8 cm ở đại tràng khiến cụ ông thường xuyên đau quặn bụng...
Bác sĩ về tuổi thọ khuyên hãy ưu tiên 3 điều để sống lâu hơn
Tiến sĩ Florence Comite, bác sĩ chuyên về kéo dài tuổi thọ, đang làm việc tại Manhattan (Mỹ), tiết lộ 3 thói quen lành mạnh hàng đầu mà mọi người nên ưu tiên để sống thọ hơn.
Cải thiện giấc ngủ sâu. Bác sĩ Comite cho biết ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, lo lắng và các tình trạng sức khỏe lâu dài khác.
Các chuyên gia khuyên người lớn nên ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm và bác sĩ Comite khuyên bắt buộc phải ngủ đủ giấc.
Giai đoạn ngủ sâu là khi hoạt động của não chậm nhất và nhịp tim cùng nhịp thở đạt mức thấp nhất. Cơ thể thư giãn nhất trong giấc ngủ sâu. Nó rất cần để phục hồi cơ, xương, mô, tăng cường hệ thống miễn dịch và chức năng nhận thức, loại bỏ độc tố khỏi não.
Xây dựng cơ bắp. Bác sĩ Comite nói: Với tôi, cơ bắp giống như suối nguồn của tuổi trẻ. Đó là chìa khóa để trường thọ.
Bác sĩ Comite cho biết các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) đã phát hiện tập luyện sức mạnh giúp xây dựng mô cơ. Đó cũng là bài tập tốt nhất để giảm mỡ và duy trì lượng đường trong máu. Bài tập này đòi hỏi nhiều năng lượng và calo hơn theo thời gian để duy trì.
Bác sĩ Comite khuyên nên tập luyện sức mạnh như tập tạ, ngồi xổm, hít đất… ít nhất 2 - 3 lần một tuần và ăn đủ đạm để giảm thiểu tình trạng mất cơ. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 29.9.
Bị huyết áp cao, nên ăn sáng món nào là tốt nhất?
Nếu một người ăn uống kém lành mạnh và không tập thể dục thường xuyên thì việc bị huyết áp cao là điều dễ hiểu. Để kiểm soát huyết áp, người bệnh cần áp dụng một loạt các biện pháp để thay đổi lối sống. Một trong những cách để bắt đầu những thay đổi này là ăn sáng với các món tốt cho tim.
Huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến ở người trung niên và người già. Nhiều người bị huyết áp cao nhưng không biết mình có bệnh do không xuất hiện triệu chứng.
Huyết áp cao nếu không điều trị sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận hoặc rối loạn chức năng tình dục. Lối sống kém lành mạnh là yếu tố chính gây huyết áp cao.
Bữa sáng quan trọng không chỉ vì giúp cung cấp năng lượng sau một đêm ngủ dài, kích hoạt quá trình trao đổi chất của cơ thể mà còn tác động đến huyết áp. Các chuyên gia cho biết chọn đúng món trong bữa sáng có thể giúp kiểm soát huyết áp.
Yến mạch cán dẹt rất phù hợp cho người bị huyết áp cao ăn vào bữa sáng. Loại yến mạch này chỉ cần cho vào nước sôi, chờ vài phút là có thể ăn được. Chén cháo yến mạch chứa lượng chất xơ dồi dào, có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa và góp phần kiểm soát huyết áp. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 29.9.
5 tác động của căng thẳng khiến cơ thể dễ mắc bệnh tim
Căng thẳng kích hoạt cơ thể giải phóng các hoóc môn như adrenaline và cortisol, khiến mạch máu co lại và tim đập nhanh hơn, làm tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, khi căng thẳng trở thành mạn tính, nó có thể dẫn đến huyết áp cao dai dẳng và gây thêm áp lực cho hệ tim mạch.
Căng thẳng là phản ứng tự nhiên xảy ra khi cơ thể trải qua những thay đổi hoặc thử thách nào đó trong cuộc sống. Tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao ngay lúc đó sẽ giúp chúng ta tỉnh táo, tăng khả năng phản ứng với nguy hiểm. Lúc này, căng thẳng là phản ứng tự nhiên của cơ thể và có lợi.
Tuy nhiên, căng thẳng mạn tính lại khiến huyết áp thường xuyên duy trì ở mức cao. Tình trạng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có cả tim.
Khi căng thẳng xảy ra, cơ thể sẽ xuất hiện những phản ứng sau:
Tăng nồng độ cortisol. Căng thẳng kích thích cơ thể giải phóng hoóc môn căng thẳng cortisol, khiến huyết áp tăng. Cortisol trong cơ thể ở mức cao thời gian dài sẽ khiến huyết áp thường xuyên duy trì ở mức cao, góp phần gây huyết áp cao.
Kích hoạt hệ thần kinh giao cảm. Căng thẳng sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim và co thắt mạch máu. Tình trạng này xảy ra nhiều lần sẽ gây áp lực cho hệ tim mạch.
Rối loạn chức năng nội mô. Căng thẳng làm rối loạn chức năng ở nội mạc, tức lớp lót bên trong của thành mạch máu, dẫn đến giảm sản xuất oxit nitric. Hệ quả là làm giảm khả năng giãn mạch máu. Mạch máu hẹp hơn sẽ làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)