Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 9 thói quen không ngờ lại gây suy thận; Vì sao cholesterol lại tăng khi áp dụng chế độ ăn kiêng?; Nữ hộ sinh chết não hiến đa tạng cứu 4 người...
Những ai cần tránh ăn cà chua?
Cà chua xuất hiện trong nhiều bữa ăn hằng ngày. Với hương vị chua ngọt đặc trưng, loại thực vật này rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số người cần hạn chế ăn cà chua.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên thường xuyên ăn cà chua. Loại thực vật này chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, vitamin C, kali, folate, vitamin K và beta-carotene.
Các dưỡng chất trên giúp giảm tác hại của ánh nắng mặt trời với da, củng cố xương, giảm cholesterol, huyết áp, tăng cường sức khỏe mắt và giảm nguy cơ mắc ung thư. Nhưng với một số loại bệnh, người mắc cần hạn chế ăn cà chua vì chúng có thể khiến triệu chứng thêm nặng.
Đối tượng đầu tiên cần hạn chế ăn cà chua là những người bị suy giảm chức năng thận và mắc bệnh thận mạn tính. Điều này là do cà chua chứa rất nhiều kali. Cơ thể cần kali để cơ bắp, dây thần kinh và tim hoạt động tối ưu. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh thận mạn tính, thận của họ không hoạt động tốt như bình thường. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 6.4.
9 thói quen không ngờ lại gây suy thận
Thận hoạt động suốt ngày đêm để giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách lọc chất độc, chất lỏng dư thừa và điều hòa huyết áp.
Hầu hết người bệnh thận không có triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển. Thận có thể mất tới 90% chức năng thận mà không gây bất kỳ triệu chứng nào.
Sau đây, Tổ chức Thận Quốc gia của Mỹ chỉ ra 9 thói quen mà bạn có thể gây tổn hại cho thận của mình.
1. Lạm dụng thuốc giảm đau. Nhiều người có thói quen hễ nhức đầu sổ mũi là tự mua thuốc giảm đau về uống mà không biết rằng điều này có thể làm hỏng thận. Có tới 3 - 5% trường hợp suy thận mạn tính mới mỗi năm do lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng lâu dài, đặc biệt ở liều cao, có tác dụng có hại cho mô và cấu trúc thận. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận.
2. Hút thuốc. Những người hút thuốc có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu, đây là dấu hiệu của tổn thương thận. Họ cũng có nhiều khả năng phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
3. Tiêu thụ nhiều muối. Chế độ ăn nhiều natri làm tăng huyết áp. Huyết áp cao làm tổn thương thận theo thời gian và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.4.
Vì sao cholesterol lại tăng khi áp dụng chế độ ăn kiêng?
Cholesterol thường bị mang tiếng xấu về những nguy cơ sức khỏe mà chúng mang lại. Nhưng ở mặt khác, cơ thể cần cholesterol để tạo hoóc môn và nuôi dưỡng tế bào. Một điều ít người biết là khi mới ăn kiêng, nồng độ cholesterol trong cơ thể có thể tăng lên.
Gan sẽ tạo ra phần lớn lượng cholesterol mà cơ thể cần để duy trì các chức năng trong cơ thể. Ngoài ra, chúng ta cũng cần nhận thêm cholesterol từ chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là từ các món có nguồn gốc động vật.
Một điều không tốt là ăn nhiều chất béo trong động vật sẽ khiến gan tạo ra nhiều cholesterol hơn. Hậu quả là làm nồng độ cholesterol trong máu tăng đáng kể.
Để giảm cholesterol, chúng ta có thể áp dụng các thói quen lành mạnh như hạn chế ăn mỡ động vật và ưu tiên các loại thịt nạc giàu protein, ít mỡ như ức gà. Ngoài ra, duy trì tập thể dục, kiểm soát căng thẳng và bỏ hút thuốc cũng là những cách giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả. Một cách khác để giảm cholesterol là kiểm soát cân nặng.
Theo Tổ chức tim mạch Anh Heart UK, nếu nồng độ cholesterol vượt quá giới hạn lành mạnh thì giảm 10% trọng lượng cơ thể có thể giảm hiệu quả cholesterol. Giảm cân nhanh là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, có một điều không phải ai cũng biết là giảm cân quá nhanh có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời và là một phần bình thường của cơ chế sinh học. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)