Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách dùng bọt biển rửa chén an toàn

18/09/2024 00:10 GMT+7

'Miếng bọt biển là dụng cụ rửa chén rất hiệu quả. Tuy nhiên, vật dụng tưởng chừng vô hại này lại có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn có hại'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Có phải đường vàng tốt hơn đường trắng?; Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ những món ăn kỵ trà; Người lớn tuổi gặp điều này trong khi ngủ, coi chừng bị tăng huyết áp...

Miếng bọt biển rửa chén chứa nhiều vi khuẩn, làm sao để tránh mắc bệnh?

Miếng bọt biển là dụng cụ rửa chén rất hiệu quả. Tuy nhiên, vật dụng tưởng chừng vô hại này lại có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn có hại. Nếu không vệ sinh đúng cách, vi khuẩn từ bọt biển có thể lây nhiễm và gây bệnh, khiến người mắc dễ tưởng nhầm là do thực phẩm.

Một số nghiên cứu cho thấy miếng bọt biển rửa chén có thể chứa nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn có khả năng lây nhiễm lên mọi bề mặt mà miếng bọt biển chạm vào. Những vi khuẩn này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thực phẩm, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách dùng bọt biển rửa chén an toàn- Ảnh 1.

Miếng bọt biển rửa chén có thể là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh

ẢNH: PEXELS

Miếng bọt biển thường được dùng để rửa nồi, thau hay chén, dĩa đựng thực phẩm... Chính điều này đã khiến bọt biển dễ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella gây tiêu chảy, đau thắt dạ dày, buồn nôn hay ói mửa.

Một thử nghiệm của các kỹ sư y sinh tại Đại học Duke (Mỹ) cho thấy miếng bọt biển có cấu trúc xốp và ẩm nên trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Bọt biển nhà bếp có khả năng nuôi cấy nhiều vi khuẩn hơn so với các đĩa nuôi cấy vi khuẩn thường được dùng trong phòng thí nghiệm. Vi khuẩn có hại trên bọt biển có thể gây hàng loạt vấn đề sức khỏe, từ viêm dạ dày nhẹ đến những tình trạng nghiêm trọng như viêm phổi.

Để giảm thiểu rủi ro sức khỏe từ bọt biển, điều đầu tiên cần làm là không dùng chung một miếng bọt biển để chùi rửa mọi thứ. Miếng bọt biển dùng rửa chén phải khác bọt biển dùng để lau chùi các vật dụng đựng thịt sống. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 18.9.

Bác sĩ giải thích: Có phải đường vàng tốt hơn đường trắng?

Nhiều người cho rằng sử dụng đường vàng sẽ tốt hơn cho sức khỏe so với đường trắng. Liệu điều này có đúng? Sau đây chúng ta hãy xem chuyên gia giải thích.

Chuyên gia dinh dưỡng, giáo sư Tim Spector, bác sĩ y khoa người Anh, cảnh báo rằng: Ý tưởng cho rằng đường vàng lành mạnh hơn đường trắng thật ra không đúng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách dùng bọt biển rửa chén an toàn- Ảnh 2.

Ý tưởng cho rằng đường vàng lành mạnh hơn đường trắng, thật ra không đúng

Ảnh: Pexels

Ông cho biết hầu như không có sự khác biệt giữa 2 loại đường này. Bởi vì so với đường trắng thì đường vàng ít hơn một công đoạn chế biến, nhưng cấu trúc hóa học thì vẫn giống hệt nhau. Cả hai sản phẩm đều khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây tăng cân.

Giáo sư Spector giải thích: Sử dụng bất kỳ loại đường nào, cho dù là đường vàng, đường trắng hay ngay cả mật ong, đều có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến.

Cả hai loại đường đều trải qua quá trình sản xuất tương tự nhau. Tuy nhiên, phương pháp chế biến thành đường vàng và đường trắng hơi khác một chút.

Trong đó, đường trắng trải qua thêm quá trình tinh chế loại bỏ mật mía. Đường vàng không trải qua quá trình này nên giữ lại hàm lượng mật mía và có màu sẫm hơn. Cũng chính nhờ hàm lượng mật mía này mà đường vàng có hàm lượng canxi, sắt và kali cao hơn một chút, nhưng không đáng kể. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.9.

Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ những món ăn kỵ trà

Trà là thức uống quen thuộc trên thế giới. Và nhiều người vẫn quen uống trà trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Nhưng bạn có biết rằng thói quen này thường đi kèm với những rủi ro sức khỏe ít được biết đến.

Theo dược sĩ Deborah Grayson, chuyên gia trị liệu dinh dưỡng đang làm việc tại Anh, uống trà ngay sau khi ăn thực phẩm giàu sắt, như thịt đỏ và rau lá xanh, có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách dùng bọt biển rửa chén an toàn- Ảnh 3.

Nhiều người vẫn quen uống trà trong hoặc ngay sau bữa ăn

Ảnh minh họa: Pexels

Các hóa chất trong trà có thể ngăn cơ thể hấp thụ sắt - một loại khoáng chất rất cần thiết để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, cung cấp năng lượng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Luôn uống trà ngay sau bữa ăn có thể khiến thiếu máu, chuyên gia Grayson cho hay.

Vì vậy, tốt nhất, hãy uống trà 1 giờ trước hoặc sau bữa ăn để đảm bảo cơ thể hấp thụ sắt tối ưu.

Những thực phẩm không nên kết hợp với trà bao gồm:

Thực phẩm giàu chất sắt. Trà chứa tannin và oxalat có thể ức chế quá trình hấp thụ sắt, đặc biệt là sắt không chứa heme có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, đậu và các loại hạt. Tốt nhất nên tránh uống trà ngay sau khi tiêu thụ các món ăn kể trên và các bữa ăn giàu chất sắt khác như các món từ thịt bò. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.