Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách nhận biết thịt đông lạnh không còn dùng được

26/03/2024 00:10 GMT+7

'Có nhiều nguyên nhân khiến thịt dù để trong ngăn đông tủ lạnh vẫn bị hỏng. Chẳng hạn, vì một nguyên nhân nào đó bạn đi vắng nhà và bị mất điện nhiều giờ. Nhiệt độ trong tủ đông tăng dần sẽ khiến thịt bị hỏng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bệnh lao ruột có nguy hiểm?; Loại quả ngon ngọt được phát hiện có khả năng ngăn chặn ung thư đại trực tràng; 4 cách giúp giữ hàm răng khỏe mạnh đến già...

4 dấu hiệu cảnh báo thịt đông lạnh đã hỏng

Khi được đặt trong tủ đông, thịt có thể được bảo quản nhiều ngày mà không sợ hư hỏng. Đến khi ăn, chúng ta chỉ cần rã đông và chế biến. Nhưng trong một số trường hợp, thịt vẫn có thể bị hỏng. Nếu ăn nhầm thịt hỏng thì sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Có nhiều nguyên nhân khiến thịt dù để trong ngăn đông tủ lạnh vẫn có thể bị hỏng. Chẳng hạn, vì một nguyên nhân nào đó bạn đi vắng nhà và bị mất điện nhiều giờ. Nhiệt độ trong tủ đông tăng dần và có thể khiến thịt bị hỏng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách nhận biết thịt đông lạnh không còn dùng được- Ảnh 1.

Khác với thịt tươi có màu đỏ, thịt bị hỏng sẽ có màu tái, bề mặt nhầy nhụa do tác động của vi khuẩn

Minh họa: Pexels

Thịt đông lạnh khi hỏng có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella hoặc E.coli, dẫn đến các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc thực phẩm thậm chí có thể gây tử vong. Nếu bị hỏng, thịt đông sẽ có những dấu hiệu sau:

Bề mặt thịt đổi màu. Những miếng thịt hỏng sẽ có màu sắc rất khác so với thịt tươi. Chẳng hạn, các loại thịt đỏ như heo, bò thì miếng thịt tươi sẽ có màu đỏ. Chúng ta cũng sẽ thấy nước màu hồng đỏ chảy ra từ thịt. Trên thực tế, đó không phải máu mà là myoglobin trong thịt.

Myoglobin tiếp xúc lâu với không khí sẽ bị ô xy hóa và có màu sẫm hơn, thậm chí là nâu xỉn. Nếu không được bảo quản đúng cách thì thịt sẽ bắt đầu chuyển sang tái xám hơn hoặc xanh lục. Lúc này, thịt đã không còn ăn được.

Bắt đầu có mùi lạ. Mùi lạ là dấu hiệu cho thấy miếng thịt đã hư hỏng và không còn ăn được. Đây là mùi thường được so sánh với mùi amoniac và một chút mùi lưu huỳnh.

Trên thực tế, thịt đông lạnh sẽ có ít enzyme đang hoạt động hơn so với thịt tươi. Chính điều này đã góp phần làm thịt đông lạnh ít có mùi hơn. Do đó, nếu thịt đông lạnh có mùi lạ thì nên vứt đi. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 26.3.

Loại quả ngon ngọt được phát hiện có khả năng ngăn chặn ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này là suy dinh dưỡng, căng thẳng, béo phì, uống nhiều rượu và hút thuốc.

Tin vui là nghiên cứu mới cho thấy xoài có khả năng chống lại ung thư đại trực tràng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách nhận biết thịt đông lạnh không còn dùng được- Ảnh 2.

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới

Pexels

Nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học từ Đại học Al-Ahliyya Amman (Jordan), Đại học Malaya (Malaysia), Đại học Jeddah và Đại học Umm Al-Qura (Ả Rập Xê Út), Đại học Bách khoa Erbil và Đại học Cihan-Erbil (Iraq) phối hợp thực hiện, đã đánh giá tác dụng chống ung thư của chất MF trong xoài đối với các u dị dạng bất thường trong niêm mạc đại tràng và trực tràng ở chuột bị gây ung thư.

Các u dị dạng hình thành trước khi có polyp đại trực tràng và là một trong những thay đổi sớm nhất ở đại tràng có thể dẫn đến ung thư.

Tổng cộng có 15 con chuột bị gây ung thư bằng cách tiêm chất gây ung thư azoxymethane (AOM). Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sau khi tiêm chất gây ung thư AOM, tất cả chuột đã phát triển nhiều u tuyến đại tràng và ung thư biểu mô tuyến với sự di căn nội tạng đáng kể, đặc biệt là ở các hạch bạch huyết ở ruột.

Những con chuột này được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 làm đối chứng, nhóm 2 được uống MF liều thấp và nhóm 3 được uống MF liều cao. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.3.

4 cách giúp giữ hàm răng khỏe mạnh đến già

Cũng giống như mọi bộ phận khác trên cơ thể, răng cũng sẽ lão hóa theo thời gian. Khi chúng ta già, răng trở nên giòn và dễ gãy. Quá trình này không thể thay đổi. Tuy nhiên, có một số điều chúng ta có thể làm để duy trì tốt nhất có thể độ chắc khỏe và tuổi thọ của răng.

Men răng là lớp cứng bao bọc bên ngoài răng. Bên dưới men răng là ngà răng, cấu thành từ collagen, khoáng chất, nước và protein. Men răng nếu bị mòn sẽ làm lộ ngà răng và làm giảm tuổi thọ của răng.

Để kéo dài tuổi thọ của răng, mọi người có thể áp dụng những cách sau:

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách nhận biết thịt đông lạnh không còn dùng được- Ảnh 3.

Những người hay nghiến răng khi ngủ có thể dùng máng chống nghiến răng ngăn mài mòn răng

PEXELS

Tránh cắn lực mạnh không cần thiết. Tránh tối đa việc dùng răng cắn, mở bao bì hay giữ đồ vật. Những người hay bị nghiến răng khi ngủ thì cần dùng máng chống nghiến răng để tránh răng hàm trên và hàm dưới mài vào nhau.

Trường hợp răng từng phải trám một mảng lớn hoặc sâu ảnh hưởng đến tủy thì cần trao đổi với nha sĩ việc thay đổi vật liệu trám, dùng mão răng hay những cách khác để bảo vệ răng không bị nứt vỡ.

Bảo vệ men răng. Để giảm tình trạng mòn men răng và ngà răng, các nha sĩ khuyến cáo nên chọn các loại bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng phù hợp. Vì trên thực tế, một số loại kem đánh răng có tác dụng làm trắng nhưng đổi lại gây tác dụng mài mòn bề mặt răng.

Một điều khác cũng hết sức quan trọng là giảm tiếp xúc với tác nhân a xít có thể gây hại cho men răng, chẳng hạn như không nên ăn quá nhiều cam, chanh, quýt hay bưởi. Những bệnh như trào ngược dạ dày cần được điều trị vì a xít đi từ dạ dày lên miệng nếu tiếp xúc thường xuyên với răng sẽ làm mòn men răng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.