Ngày mới với tin tức sức khỏe: Có phải người ốm không bị cholesterol cao?

09/01/2024 00:10 GMT+7

'Mặc dù trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến mức cholesterol nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Một số yếu tố khác có thể khiến người ốm cũng có mức cholesterol cao'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 4 tác động ít người biết sẽ ảnh hưởng đến huyết áp cao; Bác sĩ chia sẻ '5 bí quyết ăn uống' của người sống thọ nhất thế giới; 7 loại củ quả màu đỏ giúp tăng đề kháng...

Vì sao người ốm vẫn bị cholesterol cao?

Mặc dù trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến mức cholesterol nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Một số yếu tố khác có thể khiến người ốm cũng có mức cholesterol cao.

Những người ốm sẽ không bị cholesterol cao là một quan điểm chưa đúng. Yếu tố đầu tiên gây ảnh hưởng đến mức cholesterol cao chính là chế độ ăn uống.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Có phải người ốm không bị cholesterol cao?- Ảnh 1.

Người ốm vẫn có thể bị cholesterol trong máu cao do chế độ ăn, nội tiết, di truyền và nhiều yếu tố khác

SHUTTERSTOCK

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng với mức cholesterol trong máu. Ăn quá nhiều chất béo có hại, chẳng hạn thịt mỡ hay đồ chiên xào, sẽ khiến mức cholesterol tăng cao, thậm chí cao đến mức nguy hiểm, ngay cả với người ốm.

Yếu tố di truyền học cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức cholesterol. Chẳng hạn, bệnh tăng cholesterol máu gia đình (FH) là một rối loạn di truyền khiến các cá nhân có mức cholesterol cao, bất kể trọng lượng cơ thể của họ. Ngay cả khi họ ốm và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh thì vẫn có thể có mức cholesterol cao do di truyền. Liệu pháp statin có thể giúp người mắc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Các yếu tố về lối sống, chẳng hạn như ít vận động, hút thuốc và uống rượu bia quá mức, cũng có thể góp phần vào mức cholesterol cao. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 9.1.

4 tác động ít người biết sẽ ảnh hưởng đến huyết áp cao

Huyết áp là áp lực bơm máu tác động lên bên trong thành mạch máu. Huyết áp cao có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tim mạch, đột quỵ, bệnh thận và một số bệnh khác. Duy trì mức huyết áp lành mạnh rất quan trọng với sức khỏe tổng thể.

Huyết áp được đo bằng chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trên thực tế, nhiều thói quen hằng ngày có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Chế độ ăn uống, tập thể dục và nhiều yếu tố khác tác động đến huyết áp mà người bệnh có thể không biết.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Có phải người ốm không bị cholesterol cao?- Ảnh 2.

Căng thẳng kéo dài, chẳng hạn từ công việc hay gia đình, là yếu tố góp phần gây huyết áp cao

SHUTTERSTOCK

Tiếng ồn và chất lượng không khí. Các yếu tố môi trường như tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn và chất lượng không khí sẽ có tác động đáng kể đến huyết áp. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với tiếng ồn ở mức độ cao và trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Phơi nhiễm hóa chất. Tiếp xúc lâu dài và mức độ cao với các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, thuốc trừ sâu cũng gây ảnh hưởng đến huyết áp. Nhiều sản phẩm tẩy rửa gia dụng có chứa các hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn làm mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ huyết áp cao. Để giảm tác động này, mọi người hãy ưu tiên chọn các sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên và không độc hại. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 9.1.

Bác sĩ chia sẻ '5 bí quyết ăn uống' của người sống thọ nhất thế giới

Chế độ ăn uống có vai trò rất lớn trong việc giúp bạn sống thọ, khỏe mạnh hơn.

Sardinia (Ý), Okinawa (Nhật Bản), Nicoya (Costa Rica) và Ikaria (Hy Lạp) là 5 nơi trên thế giới nổi tiếng là có người dân sống thọ nhất. Một trong những yếu tố giúp họ có tuổi thọ cao là nguồn thực phẩm.

Tiến sĩ Poonam Desai, bác sĩ làm việc tại Mỹ, trong bài phát biểu trước 23.000 người theo dõi trên TikTok, đã chia sẻ 5 bí quyết ăn uống của những người sống thọ nhất thế giới.

Bác sĩ Poonam Desai cũng tiết lộ cá nhân cô cũng cố gắng kết hợp những bí quyết này vào thói quen hằng ngày của mình.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Có phải người ốm không bị cholesterol cao?- Ảnh 3.

Một nắm hạt mỗi ngày

SHUTTERSTOCK

Càng nhiều trái cây và rau quả càng tốt. Bác sĩ Desai cho biết hãy hướng tới 5-10 phần trái cây và rau quả mỗi ngày.

Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp dồi dào folate, vitamin C và kali. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, có thể giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh và giảm nguy cơ ung thư ruột.

Một nắm hạt mỗi ngày. Bác sĩ Desai lưu ý: Hãy chọn các loại hạt không chứa nhiều đường và muối.

Cô Desai giải thích: Các loại hạt là nguồn cung cấp protein, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất - những chất dinh dưỡng này có tác dụng chống lại bệnh tim và tiểu đường. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.