Ngày mới với tin tức sức khỏe: Dấu hiệu và cách phòng ngừa suy gan cấp tính

27/04/2024 00:10 GMT+7

'Suy gan cấp tính là tình trạng nguy hiểm đặc trưng bởi tổn thương gan mức độ nghiêm trọng, thường kèm suy giảm chức năng tổng thể'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát cao huyết áp; Mẹo giúp ngăn đường huyết tăng vọt sau bữa ăn; Nắng nóng gay gắt, cần lưu ý căn bệnh chết người...

Dấu hiệu cảnh báo suy gan cấp tính cần đến bệnh viện

Suy gan cấp tính là tình trạng nguy hiểm đặc trưng bởi tổn thương gan mức độ nghiêm trọng, thường kèm suy giảm chức năng tổng thể. Đây được coi là trường hợp cần cấp cứu y tế và can thiệp ngay lập tức.

Suy gan cấp tính có thể tiến triển rất nhanh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy gan cấp tính mà mọi người nên biết.

Cơ thể mệt mỏi kéo dài là một trong những triệu chứng thường gặp của suy gan cấp tính

Cơ thể mệt mỏi kéo dài là một trong những triệu chứng thường gặp của suy gan cấp tính

PEXELS

Những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp tính là nhiễm virus viêm gan A, B hoặc E, tổn thương gan do thuốc, chất độc, viêm gan tự miễn và rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, suy gan cấp tính cũng có thể do tổn thương do thiếu máu cục bộ hay hội chứng Budd-Chiari.

Một trong những điều quan trọng nhất giúp tăng khả năng điều trị là nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh. Khi đó, người bệnh không được chủ quan mà cần đến bệnh viện sớm nhất có thể.

Các triệu chứng của suy gan cấp tính bao gồm buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn ra máu và có máu trong phân. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy khó chịu ở vùng bụng bên phải, phía dưới xương sườn. Da và tròng trắng mắt của người bệnh cũng sẽ vàng một cách bất thường. Cơ thể thì rất mệt mỏi. Việc chủ quan, chậm đến bệnh viện điều trị sẽ khiến các triệu chứng tiến triển nặng hơn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 27.4.

Mẹo giúp ngăn đường huyết tăng vọt sau bữa ăn

Một trong những thách thức của người bệnh tiểu đường là sau khi ăn tinh bột (carb) như cơm, mì sợi hoặc bánh mì, đường huyết sẽ tăng đột biến.

Để giải quyết điều này, có 2 mẹo đơn giản dễ làm, được khoa học ủng hộ, sẽ giúp người bệnh tiểu đường yên tâm khi tiêu thụ tinh bột.

Các món tinh bột như khoai tây, cơm, bánh mì, mì sợi, dễ làm đường huyết tăng vọt sau bữa ăn. Tuy nhiên, có những mẹo dựa trên khoa học giúp giữ đường huyết ở mức bình thường hơn sau khi ăn carb.

Một trong những thách thức của người bệnh tiểu đường là sau khi ăn tinh bột như cơm, mì sợi hoặc bánh mì là đường huyết sẽ tăng vọt

Một trong những thách thức của người bệnh tiểu đường là sau khi ăn tinh bột như cơm, mì sợi hoặc bánh mì là đường huyết sẽ tăng vọt

Pexels

Biến carb thành tinh bột kháng trước khi ăn. Chuyên gia khuyên bạn nên ăn carb sau khi đã biến nó thành tinh bột kháng. Để các loại thực phẩm như mì hoặc cơm nguội qua đêm trong tủ lạnh sau khi nấu có thể làm thay đổi cấu trúc của chúng. Khi hâm lại ăn sẽ không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.

Sau quá trình làm lạnh, tinh bột sẽ biến thành tinh bột kháng, không làm cho đường huyết tăng nhiều như theo cách ăn thông thường.

Nghiên cứu năm 2015 đã so sánh cơm mới nấu với cơm để nguội trong tủ lạnh trong 24 giờ rồi hâm nóng lại. Kết quả cho thấy cơm nguội có lượng tinh bột kháng cao gấp 2,5 lần so với cơm mới nấu.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn cơm để nguội sẽ dẫn đến phản ứng đường huyết thấp hơn cơm mới nấu.

Đối với mì, nghiên cứu cho thấy để nguội làm tăng lượng tinh bột kháng lên gấp 2,15 lần. Nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung tinh bột kháng trong bữa ăn giúp giảm mức đường huyết sau ăn. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 27.4.

Nắng nóng gay gắt, cần lưu ý căn bệnh chết người

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Neurology, tạp chí y khoa của Học viện Thần kinh học Mỹ, khí hậu thay đổi có thể làm tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật do đột quỵ.

Nghiên cứu bao gồm 200 quốc gia, kéo dài 30 năm, đã phát hiện ra rằng cả nhiệt độ lạnh hơn và nóng hơn mức bình thường đều làm tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật do đột quỵ.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng không chỉ thời tiết quá lạnh mà cả quá nóng cũng làm gia tăng tỷ lệ đột quỵ.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng không chỉ thời tiết quá lạnh mà cả quá nóng cũng làm gia tăng tỷ lệ đột quỵ

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng không chỉ thời tiết quá lạnh mà cả quá nóng cũng làm gia tăng tỷ lệ đột quỵ

Pexels

Nhiệt độ quá cao có thể gây mất nước, ảnh hưởng đến mức cholesterol và dẫn đến lưu lượng máu chậm hơn, từ đó có thể dẫn đến đột quỵ.

Các tác giả cho biết: Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thay đổi có thể làm tăng gánh nặng đột quỵ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nhóm dân số lớn tuổi.

Các bác sĩ ở Ấn Độ cũng nhận thấy khi thời tiết nắng nóng quá mức, các trường hợp xuất huyết não cũng gia tăng đáng kể.

Tiến sĩ Surendra Kumar, làm việc tại khoa thần kinh, Viện Khoa học y tế Rajendra (RIMS - Ấn Độ), cho biết: Trong những ngày nắng nóng, số ca xuất huyết não tăng khoảng 20% so với những ngày bình thường.

Nguyên nhân chính là do huyết áp không được kiểm soát trong mùa nắng nóng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.