Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Những dấu hiệu ung thư sớm ở trẻ, cha mẹ nên biết; Vì sao tỏi có thể làm giảm cholesterol xấu?; Ngủ bao lâu là tốt nhất cho sức khỏe?...
Đột ngột tỉnh dậy giữa đêm cảnh báo bệnh gì?
Giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, mà theo các chuyên gia là "không gì có thể thay thế". Do đó, những thay đổi bất thường của giấc ngủ cũng có thể là tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề.
Căng thẳng quá mức. Một chút căng thẳng sẽ là bình thường và thậm chí còn có lợi cho sức khỏe, nhưng căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Theo đó, căng thẳng quá độ sẽ khiến nồng độ cortisol (hay còn gọi là hormone căng thẳng) tăng đột biến, khiến bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo. Vốn dĩ, loại hormone này sẽ được giải phóng một cách tự nhiên khi chúng ta thức dậy và giảm dần khi càng gần giờ ngủ. Tuy nhiên, nếu tâm trí căng thẳng quá mức, cortisol sẽ không được điều tiết một cách hợp lý và khiến bạn khó ngủ hoặc liên tục thức giấc lúc nửa đêm.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường tiêu hóa thực sự có thể làm rối loạn giấc ngủ. Điều này cũng có liên quan đến sự dư thừa cortisol, làm ảnh hưởng đến các lợi khuẩn trong ruột, khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc phân hủy tryptophan (một loại axit amin) thành serotonin (loại hormone điều chỉnh giấc ngủ, trí nhớ, tâm trạng…), gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của bạn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 7.3.
Những dấu hiệu ung thư sớm ở trẻ, cha mẹ nên biết
Ung thư ở trẻ em là nỗi lo chung của các bậc cha mẹ, vì vậy cần biết những dấu hiệu cảnh báo để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các bậc cha mẹ cần cảnh giác rằng mặc dù nhiều căn bệnh ở trẻ em là do virus và các vấn đề phổ biến khác gây ra, nhưng trẻ em cũng có thể bị ung thư. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, đa số các loại ung thư ở trẻ được chữa khỏi.
Tuy nhiên, rất khó để phát hiện sớm bệnh, bởi các dấu hiệu và triệu chứng ung thư ở trẻ em thường giống với các bệnh thông thường. Trong số các loại ung thư, ung thư máu là phổ biến nhất, tiếp đến là khối ung não. Ngoài ra, còn có ung thư hạch, ung thư xương, khối u ở mắt và khối u thận. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 7.3.
Vì sao tỏi có thể làm giảm cholesterol xấu?
Khi nói đến việc giảm cholesterol và sức khỏe tim mạch, không thể không nhắc đến tỏi. Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và duy trì sức khỏe tim mạch.
Tỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các dược tính tuyệt vời. Hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi là nhờ các hợp chất lưu huỳnh được hình thành khi tỏi được băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai. Hợp chất được biết đến nhiều nhất là allicin.
Và lợi ích nổi trội của tỏi là tác dụng giảm cholesterol xấu, cải thiện khả năng miễn dịch và hạ huyết áp.
Theo các chuyên gia y tế, các loại tỏi tốt nhất để giảm cholesterol bao gồm:
- Tỏi đen: Tỏi có màu nâu sẫm hoặc đen, được làm bằng cách lên men tỏi tươi ở nhiệt độ và độ ẩm cao trong nhiều ngày.
- Tỏi sống: Ở dạng tự nhiên, nên ăn vào buổi sáng sớm khi bụng đói để có kết quả tốt nhất
- Dầu tỏi: Được làm bằng phương pháp chưng cất hơi nước.
Chiết xuất tỏi đen có thể làm giảm đáng kể các chỉ số của bệnh tim, bao gồm cả mức cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu. Hơn nữa, tiêu thụ tỏi đen thường xuyên cũng giúp làm tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)