Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 4 thực phẩm tuyệt vời cho thận của bạn; Dùng thực phẩm bổ sung vitamin D với phơi nắng, cái nào hiệu quả hơn?; Mắt sưng húp do khóc, làm sao để mau khỏi?...
Ho liên tục sau khi khỏi Covid-19 có nguy hiểm không: Bạn nên làm gì?
Hậu Covid-19 có rất nhiều triệu chứng, một số triệu chứng bao gồm ho và khó thở. Có một số bài tập thở có thể giúp mọi người kiểm soát cơn ho hậu Covid-19 này.
Thật vậy, tổ chức chăm sóc bệnh phổi của Anh Asthma + Lung UK giải thích rằng người đang hồi phục sau Covid-19 có thể bị ho trong một thời gian. “Có thể ho khan hoặc ho có đàm. Nếu ho có đàm, thở khò khè và người bệnh có thể cảm thấy khó thở hơn”.
Tổ chức trên cho biết các bài tập thở có thể giúp làm sạch cơn ho có đàm.
Hậu Covid-19 có rất nhiều triệu chứng, một số triệu chứng bao gồm ho và khó thở |
SHUTTERSTOCK |
Đây là một kỹ thuật giúp đẩy chất nhầy ra khỏi phổi. Bao gồm 3 bước: hít vào, giữ hơi và chủ động thở ra. Hít vào và giữ hơi giúp không khí đi vào phía sau chất nhầy và tách nó ra khỏi thành phổi để có thể ho ra ngoài. Khạc tống đàm không quá mạnh như ho, nhưng nó hiệu quả tốt hơn và đỡ mệt hơn.
Chu kỳ thở bao gồm:
Kiểm soát hơi thở: Thở nhẹ nhàng, nếu được thì nên thở bằng mũi. Hít không khí vào bụng sao cho bụng phình lên, và thở ra thì bụng xẹp xuống. Thở chậm rãi để thư giãn.
Bài tập hít thở sâu: Hít một hơi thật dài, chậm và sâu bằng mũi, giữ hơi thở trong 2 - 3 giây và thở ra nhẹ nhàng, như thở dài. Giữ vai, ngực thư giãn.
Có thể lặp lại bước 1 và 2 vài lần trước khi qua bước 3.
Tống đàm ra khỏi phổi: Đây là kỹ thuật thở mạnh ra bằng miệng mà không ho, giúp tách đàm ra khỏi thành phổi. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.4.
4 thực phẩm tuyệt vời cho thận của bạn
Có những điều đơn giản mà chúng ta có thể làm để cải thiện sức khỏe của thận, chuyên gia chăm sóc sức khỏe Luke Coutinho, đồng sáng lập Trung tâm chăm sóc sức khỏe You Care Lifestyle (Ấn Độ), cho biết.
Bắt đầu với việc duy trì đủ nước. Uống nước thường xuyên và vừa đủ giúp cải thiện các chức năng của thận. Nó giúp loại bỏ natri và độc tố khỏi thận và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính về thận.
Uống quá ít hoặc quá nhiều nước đều có thể làm suy giảm sức khỏe của thận. Nên uống theo nhu cầu của mình, ông Luke Coutinho lưu ý.
Súp lơ là một trong những loại rau quan trọng nhất đối với thận |
SHUTTERSTOCK |
Chuyên gia Coutinho khuyên mọi người nên hạn chế ăn mặn và tránh xa thực phẩm chế biến sẵn vì có thể chứa nhiều natri - có thể gây áp lực lên thận để xử lý và thải chúng ra khỏi cơ thể.
Một chế độ ăn uống thân thiện với thận nên ít natri, cholesterol và chất béo. Tập trung vào trái cây, rau trồng tự nhiên, cùng với thịt nạc, sữa ít chất béo.
Tiến sĩ Siddhant Bhargava, nhà khoa học về thể chất và dinh dưỡng, người đồng sáng lập Food Darzee (Ấn Độ), nhấn mạnh, ngoài ra, hãy lưu ý đến lượng đạm. Ăn quá nhiều đạm có thể gây ra chất thải tích tụ trong máu, và thận sau đó phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ nó.
Sau đây là những thực phẩm hàng đầu cho thận do chuyên gia Coutinho và tiến sĩ Bhargava gợi ý. Bạn đọc có thể xem những thực phẩm hàng đầu cho thận trên trang sức khỏe ngày 6.4.
Dùng thực phẩm bổ sung vitamin D với phơi nắng, cái nào hiệu quả hơn?
Vitamin D là loại vitamin rất quan trọng đối với sức khỏe. Cơ thể sẽ hấp thụ vitamin D qua thức ăn, thực phẩm bổ sung và để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Sở dĩ vitamin D quan trọng vì chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có chức năng miễn dịchvà giữ cho xương, cơ bắp khỏe mạnh.
Cơ thể có thể nạp vitamin D qua thực phẩm hằng ngày, phơi nắng và thực phẩm bổ sung |
SHUTTERSTOCK |
Dù cơ thể có khả năng hấp thụ vitamin D qua thức ăn hằng ngày nhưng lượng hấp thụ đó không đủ cho nhu cầu cơ thể. Do đó, hấp thụ vitamin D bằng cách để da tiếp xúc với ánh nắng là rất cần thiết. Đôi khi, để đảm bảo đủ vitamin D, chúng ta cũng cần đến cả thực phẩm bổ sung.
Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy uống viên bổ sung vitamin D sẽ làm tăng đáng kể lượng vitamin D trong cơ thể. Trong khi đó, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể không tạo ra lượng vitamin D tăng nhiều như vậy.
Điều này là do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo vitamin D của da. Chẳng hạn, những quốc gia xa đường xích đạo thì sẽ ít có khả năng tiếp cận với UVB, loại tia trong ánh sáng mặt trời giúp kích thích quá trình tạo vitamin D của da. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)