Ngày mới với tin tức sức khỏe: Khi nào thì cần giải độc gan?

23/01/2025 00:10 GMT+7

'Gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm xử lý và trung hòa các chất độc từ thực phẩm. Tuy nhiên, gan cũng cần được giải độc'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nguyên nhân khiến bệnh giang mai gia tăng và biện pháp phòng ngừa; 4 câu hỏi người bệnh cần hỏi bác sĩ trước khi dùng kháng sinh; Lo âu kéo dài có làm tăng huyết áp?...

4 dấu hiệu cảnh báo gan đang cần giải độc

Gan là cơ quan chính đảm nhận chức năng giải độc cho cơ thể. Cơ quan này hoạt động như một bộ lọc sinh học, giúp loại bỏ các chất độc hại, chuyển hóa chúng thành dạng ít độc hoặc dễ bài tiết hơn.

Gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm xử lý và trung hòa các chất độc từ thực phẩm, thuốc, rượu bia và môi trường. Tuy nhiên, gan đôi khi cũng cần được giải độc. Điều này là do gan có thể bị tổn thương nếu tiếp xúc với quá nhiều chất độc hại hay do hoạt động quá tải trong thời gian dài.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Khi nào thì cần giải độc gan?- Ảnh 1.

Mệt mỏi dai dẳng có thể là dấu hiệu cảnh báo gan đang có vấn đề

ẢNH MINH HỌA: AI

Những dấu hiệu cho thấy gan cần phải được giải độc gồm:

Mệt mỏi dai dẳng. Nghiên cứu trên chuyên san World Journal of Gastroenterology phát hiện 50 đến 85% người mắc bệnh gan gặp tình trạng mệt mỏi dai dẳng. Cảm giác mệt mỏi này không cải thiện dù được nghỉ ngơi. Tình trạng mệt mỏi, kiệt sức là báo hiệu cho thấy gan đang phải hoạt động vất vả để đảm bảo các chức năng thiết yếu, trong đó loại bỏ độc tố và duy trì sự cân bằng năng lượng trong cơ thể.

Tăng cân. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng mỡ thừa tích tụ nhiều trong gan. Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh. Điều này là do lượng lớn mỡ tích tụ trong gan sẽ gây viêm và làm suy yếu chức năng của gan.

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất. Do đó, khi gan gặp vấn đề thì quá trình trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tích trữ nhiều mỡ thừa và gây tăng cân nhiều hơn. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.1.

4 câu hỏi người bệnh cần hỏi bác sĩ trước khi dùng kháng sinh

Kháng sinh được dùng rất phổ biến để điều trị nhiễm trùng, từ viêm phổi, viêm họng đến viêm màng não. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng đúng cách và chỉ khi thực sự cần thiết để tránh hậu quả không mong muốn, chẳng hạn như kháng thuốc.

Kháng sinh hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của chúng, giúp cơ thể hồi phục khỏi tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, kháng sinh không hiệu quả đối với viêm nhiễm do virus như cảm lạnh, cúm.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Khi nào thì cần giải độc gan?- Ảnh 2.

Để kháng sinh đạt hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần uống thuốc tuân theo hướng dẫn bác sĩ

ẢNH: AI

Những câu hỏi mà người bệnh cần hỏi bác sĩ trước khi dùng kháng sinh gồm:

Có thực sự cần dùng kháng sinh? Các chuyên gia cho biết bệnh nhân nên hiểu lý do vì sao họ được kê kháng sinh. Kháng sinh đang được sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Một báo cáo thường niên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy ít nhất 28% đơn thuốc kháng sinh là không cần thiết.

Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ là có thực sự cần dùng kháng sinh hay không. Trên thực tế, các bệnh do virus gây ra cần dùng thuốc kháng virus thay vì kháng sinh. Những bệnh phổ biến do virus gây ra là cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản.

Khoảng cách thời gian giữa các liều uống? Thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng tốt nhất khi uống thuốc đều đặn, khoảng cách thời gian giữa các liều uống được giữ hợp lý. Điều này giúp đảm bảo nồng độ thuốc trong máu phù hợp và ổn định.

Do đó, người bệnh cần hỏi cụ thể là khoảng thời gian giữa 2 liều uống là bao lâu và tuân thủ theo hướng dẫn bác sĩ. Tùy vào loại thuốc mà khoảng thời gian này có thể là 12 giờ, 8 giờ hay thấp hơn. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.1.

Lo âu kéo dài có làm tăng huyết áp?

Lo âu khác với lo lắng. Lo lắng thường xuất hiện trong một số tình huống cụ thể và sớm kết thúc, chẳng hạn khi phỏng vấn xin việc. Trong khi đó, lo âu lại kéo dài và có thể dẫn đến rối loạn lo âu.

Lo lắng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với căng thẳng hay một nguy cơ nào đó. Tuy nhiên, khi lo lắng diễn ra thường xuyên và trở thành lo âu, thậm chí là rối loạn lo âu. Tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý và thể chất.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Khi nào thì cần giải độc gan?- Ảnh 3.

Lo âu kéo dài có thể dẫn đến huyết áp cao

ẢNH: AI

Trong khi đó, huyết áp là lực đẩy của máu tác động lên thành động mạch. Đay là một yếu tố quan trọng giúp duy trì sự sống. Huyết áp cao xảy ra khi lực đẩy này vượt mức bình thường. Lo âu có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến huyết áp cao. Điều này xảy ra do lo âu đã kích thích hệ thống giao cảm.

Khi cơ thể đối mặt với lo âu, hệ thần kinh giao cảm sẽ được kích hoạt, dẫn đến tiết nhiều adrenalin và cortisol. Đây là 2 loại hoóc môn làm tăng nhịp tim, dẫn đến huyết áp tăng nhanh.

Ngoài làm tăng nhịp tim, hoóc môn adrenaline và cortisol còn làm co mạch máu, khiến các mạch máu bị thu hẹp lại, từ đó làm tăng áp lực trong thành mạch máu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hại cho động mạch. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.