Ngày mới với tin tức sức khỏe: Khoa học chỉ ra những thói quen giúp sống thọ

23/11/2023 00:10 GMT+7

'Không có cách nào chắc chắn để tăng tuổi thọ, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có một số thói quen sống sau đây có thể giúp sống thọ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 4 thói quen khiến dễ bị cúm khi thời tiết chuyển mùa; Đi phân nóng là dấu hiệu bệnh gì ở ruột?; Trời lạnh có làm tăng nguy cơ đột quỵ?Mong con đi khám hiếm muộn, phát hiện nguyên nhân do 'chưa dậy thì'...

6 cách đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ theo khoa học

Không có cách nào chắc chắn để tăng tuổi thọ, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có một số thói quen sống sau đây có thể giúp sống thọ hơn.

Sau đây là 6 cách đơn giản có thể giúp tăng tuổi thọ của bạn.

1. Đi ra ngoài và phơi nắng. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kích thích cơ thể sản xuất vitamin D. Phơi nắng chỉ 15 phút mỗi ngày là đủ để duy trì mức vitamin D. Loai vitamin này cần thiết cho nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.

Một đánh giá năm 2019 của các nghiên cứu đã kết luận rằng thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Đặc biệt, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do ung thư.

6 cách đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ, dựa trên bằng chứng khoa học - Ảnh 1.

Đi ra ngoài và phơi nắng có thể giúp bạn sống thọ hơn

Pexels

2. Đi chơi với bạn bè. Tuổi thọ có thể được tăng lên bằng cách đi chơi với bạn bè và gia đình.

Một nghiên cứu trên tạp chí y khoa PLoS Medicine, phân tích 148 nghiên cứu, bao gồm 308.849 người tham gia, đã kết luận rằng những người có mối quan hệ xã hội bền chặt có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 50%.

3. Tập thể dục hằng ngày. Tập thể dục hằng ngày giúp cải thiện đáng kể tuổi thọ. Một đánh giá toàn diện về các nghiên cứu trên tạp chí nghiên cứu về tuổi thọ Journal of Aging Research, cho thấy tập thể dục đều đặn chỉ 3 giờ một tuần giúp sống lâu hơn gần 7 năm. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 23.11.

4 thói quen khiến dễ bị cúm khi thời tiết chuyển mùa

Bệnh cúm thường được nhắc đến là do virus cúm gây ra nhưng thực tế có nhiều loại virus khác nhau gây cúm. Bệnh dễ lây lan trong giai đoạn chuyển mùa trong năm. Nhiều người không nhận ra nhưng một số hành vi đang khiến họ dễ bị lây cúm.

Các triệu chứng thường gặp của cúm là hắt hơi, ho, sốt, nhức mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, viêm họng và một số triệu chứng khác. Cách lây lan của bệnh cúm tương tự như Covid-19 là lây qua giọt bắn trong không khí hoặc chạm vào mầm bệnh trên các bề mặt rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

4 thói quen khiến dễ bị cúm khi thời tiết chuyển mùa - Ảnh 1.

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng tập quá nhiều, khiến cơ thể mệt mỏi quá sức sẽ lại dễ mắc bệnh cúm

SHUTTERSTOCK

Các thói quen sau sẽ khiến mọi người dễ bị lây lan bệnh cúm.

Tập thể dục quá nhiều. Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng tập quá nhiều, khiến cơ thể mệt mỏi quá sức sẽ lại dễ mắc bệnh cúm. Vì trạng thái cơ thể mệt mỏi do tập cường độ cao, thiếu nghỉ ngơi hợp lý sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Để tối ưu hóa sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo cần tập luyện một cách phù hợp. Muốn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm khi đang chuyển mùa, những người đang tập luyện thường xuyên cứ giữ nguyên cường độ và tần suất tập. Những người mới tập thì nên khởi đầu bằng 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.11.

Đi phân nóng là dấu hiệu bệnh gì ở ruột?

Hầu hết chúng ta đều thỉnh thoảng đi phân nóng. Tình trạng này gây cảm giác khó chịu mà hệ quả thường là do ăn quá nhiều món cay. Trong một số trường hợp, đi phân nóng lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh ở ruột.

Trong ớt có chứa hợp chất capsaicin có tác dụng tăng cường trao đổi chất, giúp giảm cân và kích thích miễn dịch. Tuy nhiên, ăn ớt quá nhiều sẽ dễ gây khó chịu cho đường ruột và đi phân nóng.

Nếu tình trạng đi phân nóng kéo dài ngay cả khi không còn ăn cay thì có thể bạn đang mắc những vấn đề sau:

Táo bón gây kích ứng. Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Trong một số trường hợp, phân quá khô do táo bón sẽ gây kích ứng và nóng rát ở hậu môn khi đại tiện, thậm chí là gây rách hậu môn.

Đi phân nóng là dấu hiệu bệnh gì ở ruột? - Ảnh 1.

Có nhiều cách để trị táo bón, từ uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ đến uống thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng

SHUTTERSTOCK

Có nhiều cách để trị táo bón, từ uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ đến uống thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng. Nếu đã áp dụng hết những cách này mà không khỏi thì cần đến bác sĩ kiểm tra.

Tiêu chảy gây bỏng rát. Tiêu chảy thông thường sẽ không gây nóng rát hậu môn. Cảm giác nóng rát hậu môn khi tiêu chảy có thể là do cúm dạ dày.

Cúm dạ dày là loại bệnh nhiễm trùng đường ruột gây nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Khi thức ăn đi vào dạ dày, bệnh sẽ khiến dạ dày và ruột không có đủ thời gian để hấp thụ thức ăn. Do đó, axit dạ dày, enzyme tiêu hóa và dịch mật sẽ đi nhanh qua ruột và gây cảm giác kích ứng hậu môn, làm tiêu chảy gây cảm giác nóng rát. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.