Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Phát hiện mới về cách ăn độc đáo giúp chữa bệnh tiểu đường; 4 rủi ro sức khỏe cần theo dõi sau tuổi 30; Những thói quen giúp phụ nữ luôn xinh đẹp trong năm mới...
4 dấu hiệu ung thư miệng không nên bỏ qua
Bệnh nhân bị ung thư miệng có tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 60%. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn.
Hiệp hội Ung thư Mỹ chia ung thư miệng thành 2 nhóm là ung thư khoang miệng và ung thư vòm họng. Ung thư khoang miệng ảnh hưởng đến môi, răng, nướu, phần trong của má, vòng miệng cứng, sàn miệng và 2/3 phần phía ngoài của lưỡi. Trong khi đó, ung thư vòm họng xuất hiện ở 1/3 phần phía trong của lưỡi, vòm miệng mềm (tức mô mềm phía sau vòm miệng), amiđan, hai bên và phía sau cổ họng.
Ung thư miệng có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
Vết loét miệng lâu lành. Các vết loét trong miệng thông thường sẽ khỏi sau 2 đến 3 tuần. Do đó, những vết loét kéo dài quá thời gian này thì cần phải lưu ý.
Điểm khác biệt là vết loét thông thường sẽ gây đau và có cảm giác nóng rát. Chúng thường có hình tròn hay bầu dục, viền ngoài màu đỏ và bên trong vết loét có màu trắng hay vàng. Trong khi đó, vết loét ung thư thường không đau và không lành. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 31.1.2023.
Phát hiện mới về cách ăn độc đáo giúp chữa bệnh tiểu đường
Thông thường, bệnh tiểu đường loại 2 được xem là một tình trạng không thể chữa khỏi và phải chung sống suốt đời. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra việc thuyên giảm bệnh trong lâu dài là hoàn toàn có thể và bệnh nhân không cần phải dùng thuốc nữa.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí dinh dưỡng BMJ Nutrition, Prevention & Health, cho thấy 51% bệnh nhân tiểu đường áp dụng chế độ ăn ít tinh bột, đã thuyên giảm bệnh - có nghĩa là cuối cùng đã có thể ngừng dùng thuốc.
Nghiên cứu bao gồm 186 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2, được áp dụng chế độ ăn ít tinh bột (còn gọi là carbohydrate - viết tắt là carb) để kiểm soát bệnh tiểu đường trong thời gian theo dõi trung bình là 33 tháng.
Kết quả cho thấy khoảng 97% bệnh nhân theo chế độ ăn ít carb đã có mức chỉ số dường huyết HbA1c giảm đáng kể trong thời gian theo dõi.
Cụ thể như sau: 51% tổng số bệnh nhân tiểu đường áp dụng chế độ ăn ít carb đã thuyên giảm bệnh trong lâu dài, đạt được mức chỉ số đường huyết HbA1c về ngưỡng bình thường, có nghĩa là dưới 48 mmol/mol hoặc 6,5% mà không cần dùng thuốc trong hơn 3 tháng. Có nghĩa là cuối cùng họ đã có thể ngừng dùng thuốc. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.1.2023.
4 rủi ro sức khỏe cần theo dõi sau tuổi 30
Khi bước sang tuổi 30, chuyên gia sinh lý học lâm sàng Karen Owoc - đang làm việc tại Mỹ, cho biết mọi người có 4 rủi ro sức khỏe hàng đầu cần theo dõi.
Thừa cân. Quá trình trao đổi chất bắt đầu chậm lại ở độ tuổi 30, khiến việc tăng cân trở nên dễ dàng hơn. Thừa cân kéo theo nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim, ung thư và viêm khớp. Cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe là chú ý hơn vào chế độ ăn uống, vận động để duy trì cân nặng hợp lý.
Huyết áp cao. Bước sang tuổi 30, nhiều người hay gặp vấn đề căng thẳng mãn tính. Điều này làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và mất trí nhớ.
Ung thư cổ tử cung. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), 78% trường hợp ung thư cổ tử cung mới được chẩn đoán dễ gặp nhất là ở phụ nữ từ 30 đến 39 tuổi.
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo rằng bắt đầu từ tuổi 30, phụ nữ nên được tầm soát ung thư cổ tử cung ít nhất 5 năm một lần. Khi được chẩn đoán sớm, ung thư cổ tử cung có thể điều trị dễ dàng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)