Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cách tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim; 3 lợi ích tuyệt vời của cải thìa và những lưu ý khi ăn; Đậu lăng tốt cho tim mạch, giúp ngăn ngừa ung thư...
Ăn tỏi thế nào để kiểm soát huyết áp?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi có khả năng làm giảm huyết áp. Loại thực vật này giàu vitamin C, B6, mangan và một số loại khoáng chất khác.
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Huyết áp cao lại tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, kiểm soát huyết áp bằng các biện pháp tự nhiên như tỏi sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe.
Ngoài vitamin và khoáng chất, trong tỏi còn có một hợp chất khác có tên là allicin. Allicin mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có hạ huyết áp.
Khả năng giảm huyết áp của tỏi giúp chúng trở thành một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy ăn tỏi thường xuyên có thể làm giảm 7-9 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 4-6 mmHg đối với huyết áp tâm trương.
Nếu không thể ăn tỏi tươi thì bột tỏi là lựa chọn phù hợp hơn. Bột tỏi dễ bảo quản và dùng rất thuận tiện. Nghiên cứu cho thấy dùng khoảng 600-900 mg bột tỏi mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp từ 9 đến 12%.
Có rất nhiều cách đưa tỏi vào chế độ ăn hằng ngày. Với tỏi sống, mọi người chỉ cần ăn ít nhất 2 tép tỏi mỗi ngày và duy trì thường xuyên là đủ để có tác dụng giảm huyết áp. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 22.1.
Cách tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng kết hợp giữa đi bộ một phần và nâng tạ là rất tốt để bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tập thể dục không chỉ giúp giữ dáng mà còn giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Iowa (Mỹ), trong một thử nghiệm tập thể dục quy mô lớn có giám sát, đã phát hiện ra cách tập độc đáo để người không thể đi bộ nhiều vẫn giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nghiên cứu khám phá tác động của các bài tập thể dục khác nhau đối với sức khỏe tim mạch. Mặc dù tập thể dục nhịp điệu (như đi bộ) giúp giảm nguy cơ, nhưng nghiên cứu này đã so sánh tác dụng của bài tập này với bài tập rèn luyện sức đề kháng (như tập tạ) và kết hợp cả hai bài tập.
Người dẫn đầu nghiên cứu, giáo sư Duck-chul Lee, chuyên về vận động học tại Đại học bang Iowa, cho biết trong một thông cáo của trường đại học: Nếu bạn bị đau khớp khiến việc đi bộ hoặc chạy bộ trở nên khó khăn, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bạn có thể thay thế một nửa bài tập đi bộ của mình bằng bài tập nâng tạ. Sự kết hợp này là hoàn hảo để gặt hái được những lợi ích tương tự trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 22.1.
Chuyên gia: 3 lợi ích tuyệt vời của cải thìa và những lưu ý khi ăn
Cải thìa là một loại rau ngon, bổ dưỡng, dễ chế biến và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bà Chelsea Rae Bourgeois, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, đã chia sẻ những lợi ích và lưu ý khi ăn cải thìa.
Hỗ trợ sức khỏe xương. Canxi có công dụng giúp xương chắc khỏe. Đáng tiếc, cơ thể không tự sản xuất canxi mà phải bổ sung qua chế độ ăn uống. Cải thìa cung cấp một dạng canxi dễ hấp thụ. Ngoài ra, cải thìa cũng chứa một lượng nhỏ kẽm và sắt, giúp hỗ trợ sức khỏe của xương.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, một loại protein có trong khớp và hệ thống xương. Trong khi đó, sắt lại cần thiết cho quá trình chuyển hóa vitamin D, giúp ngăn ngừa loãng xương.
Tốt cho tim mạch. Cải thìa có chứa kali, magie và canxi, giúp điều hòa huyết áp. Ngoài ra, vitamin C, chất chống oxy hóa và chống viêm trong cải thìa còn có thể thúc đẩy lưu thông máu.
Nhiều nghiên cứu cho rằng ăn rau xanh thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)