Ngày mới với tin tức sức khỏe: Một bài tập thể dục hiệu quả nhiều nhóm cơ

18/02/2024 00:10 GMT+7

'Trước đây, gập bụng được coi là bài tập tăng cường cơ bụng tối ưu. Nhưng hiện tại, ngoài gập bụng thì nhiều người đã chuyển sang tập plank. Plank không chỉ tác động đến cơ bụng mà còn nhiều nhóm cơ khác'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nước tiểu có màu đẹp mắt, coi chừng mắc bệnh gan; Nghiên cứu mới chỉ ra nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng giúp ngon giấc; Người đàn ông say rượu bị mù 1 mắt vì lý do không ngờ...

Ngoài cơ bụng, plank còn giúp tăng cường sức mạnh những cơ nào?

Trước đây, gập bụng được coi là bài tập tăng cường cơ bụng tối ưu. Nhưng hiện tại, ngoài gập bụng thì nhiều người đã chuyển sang tập plank. Plank không chỉ tác động đến cơ bụng mà còn nhiều nhóm cơ khác.

Plank có nhiều dạng và được biến đổi theo nhiều cách khác nhau. Người tập sẽ chọn hình thức plank nào phù hợp nhất với mình. Tuy nhiên, plank thẳng tay có lẽ là bài tập khó và đòi hỏi nhiều nỗ lực nhất.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Một bài tập thể dục hiệu quả nhiều nhóm cơ- Ảnh 1.

Plank không chỉ tác động đến cơ bụng mà còn nhiều nhóm cơ khác trên cơ thể

SHUTTERSTOCK

Plank thẳng tay sẽ bắt đầu với tư thế như thể đang chuẩn bị hít đất. Toàn bộ cơ thể được chống đỡ bằng bàn tay và ngón chân, đồng thời cánh tay phải được giữ thẳng. Trong khi đó, hai chân cũng phải giữ thẳng ra phía sau và hai bàn chân mở rộng ngang hông.

Khi plank, người tập phải đẩy lưng và hông tạo thành đường thẳng chứ không được cong. Lúc mới bắt đầu plank thẳng tay, mọi người nên thử plank từ 10 - 30 giây rồi nâng dần thời gian tập lên.

Ngoài tác động đến cơ bụng, plank còn tác động lên rất nhiều nhóm cơ khác nhau trên cơ thể. Trên thực tế, khi thực hiện đúng cách, plank là một bài tập toàn thân và tác động đến hầu hết mọi nhóm cơ trên cơ thể từ đầu đến chân. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 18.2.

Nước tiểu có màu đẹp mắt, coi chừng mắc bệnh gan

Màu sắc của nước tiểu có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn. Sau đây, chuyên gia chia sẻ những điều liên quan đến nước tiểu có thể hữu ích cho bạn.

Thông thường, tùy vào lượng nước uống vào, nước tiểu sẽ có màu từ vàng rơm nhạt đến vàng đậm. Tuy nhiên, có một số màu sắc cần lưu ý. Đặc biệt, nước tiểu màu hồng hoặc cam có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Một bài tập thể dục hiệu quả nhiều nhóm cơ- Ảnh 2.

Nước tiểu màu đỏ, hồng hoặc cam có thể báo hiệu gan có vấn đề

SHUTTERSTOCK

Chuyên gia Chris Dubberley, đang làm việc tại Anh, cảnh báo rằng nước tiểu màu đỏ, hồng hoặc cam có thể báo hiệu gan có vấn đề. Nước tiểu màu cam là dấu hiệu của sự tích tụ bilirubin trong máu, xảy ra khi gan không hoạt động tốt.

Nếu nước tiểu màu cam kèm theo các triệu chứng như vàng da vàng mắt, phân màu sáng, có thể do các vấn đề về ống mật hoặc gan. Bệnh vàng da khởi phát ở người lớn cũng có thể gây ra nước tiểu màu cam, theo chuyên trang y tế của Mỹ Healthline.

Tổ chức về tiết niệu của Anh The Urology Foundation khuyên: Nước tiểu sẫm màu hoặc cam có thể báo hiệu vấn đề về gan. Hãy đi bác sĩ khám ngay.

Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ cũng có thể là có máu trong nước tiểu, có thể do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt nếu nước tiểu sẫm màu. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.2.

Nghiên cứu mới chỉ ra nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng giúp ngon giấc

Nghiên cứu mới chỉ ra nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng giúp người lớn tuổi ngon giấc là từ 20 đến 25 độ C.

Cùng với chế độ ăn uống, tập thể dục và lối sống khoa học, ngủ đủ giấc là một trong những nền tảng giúp mọi người có sức khỏe tốt.

Theo nghiên cứu mới trên tạp chí Science of The Total Environment, nhiệt độ có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Điều chỉnh mức nhiệt độ phù hợp sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe hơn.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Một bài tập thể dục hiệu quả nhiều nhóm cơ- Ảnh 3.

Nhiệt độ ngủ tối ưu trong phòng ngủ của người lớn tuổi là từ 20 đến 25 độ C

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nhiệt độ môi trường xung quanh là yếu tố quan trọng giúp bạn đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ.

Tiến sĩ Sudha Tallavajhula, nhà thần kinh học về giấc ngủ, cho biết: "Khi bắt đầu giấc ngủ, ánh sáng xung quanh và nhiệt độ sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng quá trình đi vào giấc ngủ. Trong khi ngủ, nhiệt độ cơ thể chúng ta dao động ở những mức khác nhau".

Trong nghiên cứu trên tạp chí Science of The Total Environment, những người tham gia được đeo máy theo dõi giấc ngủ và cảm biến môi trường. Những thiết bị này có chức năng theo dõi thời lượng giấc ngủ, hiệu quả và trạng thái buồn ngủ. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 50 người lớn tuổi và thông tin về môi trường họ ngủ.

Các phát hiện cho thấy hiệu quả giấc ngủ giảm từ 5 đến 10% khi nhiệt độ tăng từ 25 độ C lên 30 độ C. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.