Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Khoa học nói gì về việc để báo thức mỗi ngày?; 4 điều không nên làm khi đến phòng cấp cứu; Điều gì xảy ra khi bạn bị loét bàn chân do tiểu đường?...
Uống trà kiểu này còn đâu tác dụng
Theo tiến sĩ Rohini Patil, chuyên gia dinh dưỡng ở Ấn Độ, trà xanh là thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, nó có chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và trao đổi chất.
Mặc dù nhiều nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh giá trị của trà xanh, nhưng có một số hướng dẫn nhất định cần ghi nhớ nếu bạn muốn tận dụng tối đa loại trà kỳ diệu này.
Mặc dù nhiều nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh giá trị của trà xanh, nhưng có một số hướng dẫn nhất định cần ghi nhớ nếu bạn muốn tận dụng tối đa loại trà kỳ diệu này |
SHUTTERSTOCK |
Sau đây là những điều nên tránh khi uống trà.
1. Uống trà ngay sau bữa ăn. Một thói quen sai lầm là uống trà ngay sau bữa ăn. Bởi protein trong thức ăn vẫn chưa được cơ thể tiêu hóa nên uống trà ngay sau bữa ăn có thể gây hại cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và do đó nên tránh bằng mọi giá.
Đặc biệt, những người có nguy cơ thiếu sắt, nên đợi ít nhất 1 giờ sau khi ăn hãy uống trà. Thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 15.12.
Khoa học nói gì về việc để báo thức mỗi ngày?
Bạn có sử dụng báo thức mỗi ngày không, hãy xem khoa học cảnh báo điều gì? Nếu bạn nhấn nút “báo lại” vào buổi sáng, điều này có thể là do bạn thường xuyên mệt mỏi.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học về giấc ngủ Sleep, cho thấy những người sử dụng báo thức để thức dậy thường mệt mỏi hơn những người thức dậy tự nhiên.
Sử dụng báo thức làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, điều này có thể khiến họ cảm thấy uể oải hơn |
SHUTTERSTOCK |
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame (Mỹ), đây là lần đầu tiên việc “báo lại” được nghiên cứu với quy mô lớn.
Nghiên cứu do tiến sĩ Stephen Mattingly dẫn đầu, đã khảo sát 450 người tham gia và thu thập dữ liệu đo thời gian ngủ và nhịp tim thông qua các thiết bị đeo.
Kết quả đã phát hiện ra rằng những người “báo lại” bị rối loạn giấc ngủ nhiều hơn. Ngược lại, những người thức dậy một cách tự nhiên thì ngủ lâu hơn và uống ít caffeine hơn trong ngày. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 15.12.
4 điều không nên làm khi đến phòng cấp cứu
Phòng cấp cứu là nơi tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân cần được cứu chữa ngay. Nơi này thường xuyên bận rộn và đông đúc. Vì mọi người đều đến phòng cấp cứu trong trạng thái căng thẳng nên sẽ dễ bỏ qua nhiều điều quan trọng.
Dưới đây là những thứ bệnh nhân cần tránh khi đến phòng cấp cứu:
Quên mang theo vật dụng cần thiết. Việc phải đến phòng cấp cứu với hầu hết mọi người đều xảy đến một cách bất ngờ. Giữa lúc phải gấp rút đến bệnh viện, bệnh nhân và người nhà sẽ dễ quên mang theo các vật dụng cần thiết.
Bệnh nhân không được nói dối về tình trạng của mình vì điều này có thể dẫn đến chẩn đoán sai |
SHUTTERSTOCK |
Những thứ bắt buộc phải có khi đến phòng cấp cứu là thẻ bảo hiểm y tế, căn cước công dân hay giấy tờ tùy thân có dán ảnh. Các bệnh nhân đang dùng khung tập đi, gậy, máy trợ thính hoặc mắt kính thì cũng không được quên các vật này.
Nói dối tình trạng của mình. Khi đến phòng cấp cứu, các y, bác sĩ sẽ nhanh chóng xử lý vấn đề của bệnh nhân. Một điều bệnh nhân không nên làm là nói dối hoặc nói không rõ ràng, bóng gió về bệnh tình của mình. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)