Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nếu bị cao huyết áp, bạn lưu ý điều này!

08/02/2022 00:14 GMT+7

​​'Việc kiểm soát tăng huyết áp không quá phức tạp. Một trong những cách đơn giản là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem những thức ăn cần tránh khi bị cao huyết áp bạn nhé!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Chuyên gia chỉ các mẹo để đẩy lùi bệnh tiểu đường; Bạn có mắc những lỗi này khi uống thuốc không?; Bất ngờ với 4 loại thực phẩm quen thuộc gây nổi mụn...

Cần tránh ăn gì khi bị cao huyết áp?

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp người bị cao huyết áp kiểm soát được tình trạng bệnh.

Theo trang Insider, cao huyết áp là một căn bệnh phổ biến, có thể kéo theo nhiều hệ luỵ sức khỏe nguy hiểm như đau tim, đột quỵ. ​​Tuy nhiên, việc kiểm soát tăng huyết áp không quá phức tạp. Một trong những cách đơn giản là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Đồ chiên rán không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân cao huyết áp

SHUTTERSTOCK

Chuyên gia dinh dưỡng Janeen C. Miller thuộc Bệnh viện Providence St. Joseph (California, Mỹ) cho biết trọng tâm chính của chế độ ăn uống lành mạnh dành cho bệnh nhân cao huyết áp là tránh thực phẩm chứa nhiều muối và chất béo bão hòa.

Cụ thể, người cao huyết áp cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối, đồ chiên, đồ đông lạnh chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, khoai tây chiên, thịt cá hun khói… Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 8.2.

Chuyên gia chỉ các mẹo để đẩy lùi bệnh tiểu đường

Ngày càng có nhiều người Mỹ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2, và các chuyên gia nói rằng bệnh này đã đến mức đại dịch toàn nước Mỹ.

Điều này rất đáng lo ngại, bởi vì tình trạng này có thể làm hỏng các mạch máu và các cơ quan quan trọng, làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như mù lòa, bệnh tim, cắt cụt chi và mất trí nhớ.

Tin tốt là: Bạn có thể đảo ngược bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách thực hiện một số thay đổi lối sống có mục tiêu và nhất quán, Delane Vaughn, một bác sĩ y học gia đình được hội đồng chứng nhận ở Wichita, Kansas (Mỹ), và người dẫn chương trình podcast về đẩy lùi bệnh tiểu đường, cho biết.

Trong hai tập podcast gần đây của mình, bác sĩ Vaughn đã tiết lộ những bước cần thiết nhất để thực hiện.

Đo đường huyết

shutterstock

Cam kết. Bác sĩ Vaughn nói, phương pháp chính xác để đẩy lùi bệnh tiểu đường loại 2 không bao giờ quan trọng bằng việc bạn cam kết thực hiện nó.

Theo bác sĩ Vaughn, có ý thức về việc đẩy lùi bệnh tiểu đường thì bạn phải cố gắng đầu tư, và thực hiện cho bằng được. “Nếu đó là điều bạn muốn vào năm 2022, tôi thực sự khuyên bạn nên dành chút thời gian thực hiện cam kết đó với bản thân và ghi nhớ cam kết đó", bác sĩ Vaughn nhấn mạnh.

Tập trung vào việc giảm lượng insulin chứ không phải lượng đường hấp thu. Điều cơ bản của bệnh tiểu đường loại 2 "không phải là bạn ăn quá nhiều đường", bác sĩ Vaughn nói.

Theo bác sĩ Vaughn, nguyên nhân bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2 là do bạn có quá nhiều insulin trong cơ thể, đến mức các tế bào của bạn không còn phản ứng với insulin, có nghĩa là chúng đang không quản lý lượng đường huyết trong cơ thể của bạn một cách thích hợp. Các mẹo để đẩy lùi bệnh tiểu đường tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 8.2.

Bạn có mắc những lỗi này khi uống thuốc không?

Sai sót khi dùng thuốc khiến hàng triệu người gặp nguy hiểm mỗi năm. Tuy nhiên, hầu hết các sai sót về thuốc đều có thể được ngăn chặn.

Sau đây là những lỗi nhiều người dễ mắc phải khi uống thuốc, bạn cần chú ý.

Không kiểm tra đơn thuốc. Thống kê cho thấy gần 2% trong số tất cả các đơn thuốc được cấp phát không đúng cách. Bạn có thể dùng nhầm thuốc không đúng liều lượng, không đúng loại. Đọc tên thuốc để đảm bảo đúng thuốc theo đơn.

Bạn có đang mắc những lỗi này khi uống thuốc không?

Shutterstock

Không uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thống kê cũng cho thấy, một nửa số thuốc trị cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh mạn tính khác không được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Ghi lại danh sách tất cả các loại thuốc bạn uống và tạo thói quen uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày nếu có thể.

Lạm dụng thuốc giảm đau. Cứ 5 người thì có 1 người dùng nhiều hơn liều khuyến cáo của các loại thuốc kháng viêm giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc naproxen. Và gần 25% người kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc giảm đau cùng lúc. Điều này có thể làm hỏng gan, thận hoặc gây chảy máu bên trong cơ thể. Hãy tuân theo liều lượng trên nhãn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm những lỗi mắc phải khi uống thuốc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.