Bắt đầu ngày mới 1.6 với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cách nhận biết cơn đau lưng của bạn là bệnh thận; Đậu mùa khỉ có phải bệnh lây truyền qua đường tình dục không?; Sốt xuất huyết gia tăng mạnh, chăm sóc trẻ thế nào để tránh biến chứng...
Đi vệ sinh: Ngồi xổm hay ngồi trên bệ tốt cho sức khỏe hơn?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư ruột, như chế độ ăn uống kém lành mạnh, ít vận động, hút thuốc và béo phì. Nhưng theo các chuyên gia, việc ngồi sai cách khi đi đại tiện cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư ruột.
Nguyên nhân là do tư thế đi đại tiện ngồi trên bệ dễ dẫn đến táo bón hơn. Rất nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra, táo bón mạn tính là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư ruột, bác sĩ Deborah Lee, từ Phòng khám trực tuyến Dr Fox Online Pharmacy (Anh), lưu ý.
Ngồi xổm sẽ mở góc hậu môn trực tràng rộng hơn, ống hậu môn thẳng hơn, so với ngồi trên bệ, cho phép thải phân dễ hơn và hiệu quả hơn |
SHUTTERSTOCK |
Về vấn đề này, đã có những cuộc tranh luận về cách tốt nhất để đi vệ sinh: ngồi trên bệ hay ngồi xổm.
Hơn nữa, 63% trường hợp ung thư ruột đáng kinh ngạc tập trung ở các nước phương Tây.
Bác sĩ Lee giải thích: “Một giả thuyết khả dĩ cho rằng người phương Tây đi đại tiện ngồi trên bệ, trong khi ở các nước đang phát triển, chủ yếu là ngồi xổm”, bác sĩ Lee giải thích.
Bác sĩ Lee tiếp tục: Ngồi trên bệ dễ gây táo bón hơn ngồi xổm. Bạn đọc có thể xem tiếp nội dung bài viết này trên trang trang sức khỏe ngày 1.6.
Cách nhận biết cơn đau lưng của bạn là bệnh thận
Đau lưng, thường rất phổ biến và các vấn đề về thận cũng có thể gây ra đau lưng. Đau thận có nhiều nguyên nhân và một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải đi khám ngay nếu nhận ra cơn đau lưng là bệnh thận.
Rất dễ nhầm lẫn giữa đau lưng do bệnh thận với đau lưng thông thường. Làm sao để nhận biết sự khác biệt?
Thận nằm dưới khung xương sườn, ở hai bên cột sống |
SHUTTERSTOCK |
Cơn đau do bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng. Điều quan trọng là phải theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thận hoặc tổn thương.
Bạn đọc có thể xem thêm các triệu chứng của cơn đau do bệnh thận trong bài viết này trên trang sức khỏe ngày 1.6.
Đậu mùa khỉ có phải bệnh lây truyền qua đường tình dục không?
Mục hỏi đáp nhanh của trang sức khỏe kỳ này nhận được thắc mắc của bạn đọc có nội dung sau: Tôi nghe nói người có nhiều bạn tình dễ bị đậu mùa khỉ, xin hỏi bác sĩ đây có phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục không (V.S, 35 tuổi, ngụ TP.HCM)
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Thuận - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, trả lời: Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ lây nhiễm cho người khác trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2 đến 4 tuần). Bạn có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm.
Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn hoặc bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác. Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus có thể lây qua nước bọt.
Phát ban có thể xuất hiện 1 đến 5 ngày sau khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu rồi phát triển thành mụn nước |
SHUTTERSTOCK |
Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Mặc dù đậu mùa khỉ thường lây qua tiếp xúc gần với người mắc bệnh, song đây không phải là bệnh lây qua đường tình dục. Quan hệ tình dục chỉ là một hình thức tiếp xúc gần có nguy cơ làm lây nhiễm virus. Hãy bắt đầu ngày mới 1.6 với tin tức sức khỏe để xem thêm phần trả lời của bác sĩ Minh Thuận bạn nhé!
Các bài viết khác trên trang sức khỏe ngày 1.6
>>> Loại thuốc mới giúp người rụng tóc mọc đến 80% tóc
>>> WHO tìm giải pháp cho vắc xin đậu mùa khỉ
>>> Chuyên gia hướng dẫn các bước cứu mạng nếu đau tim khi một mình
>>> Tại sao không nên vừa ăn vừa lướt mạng xã hội?
Bình luận (0)