Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Người phụ nữ nôn mửa nhiều đến mức rụng hết răng; Vì sao cơn đau họng chỉ mắc một bên?; Tác hại khôn lường của việc tự thụt tháo cà phê qua hậu môn...
Những thứ không ngờ làm tăng mức đường huyết
Ai cũng biết những bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa đồ ngọt và tinh bột, nhưng có những thứ khác có thể làm tăng mức đường huyết mà bạn cần phải tránh.
Ngoài đồ ngọt ra, thì đây là 6 loại thực phẩm người bệnh tiểu đường phải tránh.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Đây là một loại chất béo không lành mạnh. Các loại thực phẩm như bánh ngọt, bánh nướng, bánh rán, bánh quy, đồ ăn nhanh chiên rán, pizza… chứa đầy chất béo không bão hòa.
Người bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ tăng đột biến lượng đường trong máu nên tránh những thực phẩm giàu chất béo bão hòa này.
Trái cây sấy khô. Mặc dù trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng trái cây sấy khô lại chứa rất nhiều đường. Người bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây khô như nho khô, chà là, quả sung… Thay vào đó, hãy chọn trái cây tươi. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 7.7.
Chuyện lạ: Người phụ nữ nôn mửa nhiều đến mức rụng hết răng
Trong quá trình mang thai, cô Louise Cooper ở Anh đã nôn mửa rất nhiều. Cô nôn nhiều đến mức đã rụng hết răng trong miệng. Hiện tại, cô đã làm cho mình một hàm răng giả mới.
Cô Louise Cooper, 26 tuổi, sống ở hạt Berkshire (Anh). Lần đầu cô mang thai là vào năm 2017. Lúc đó, cô đang làm bảo mẫu tại một khu nghỉ dưỡng ở Pháp. Vài tháng sau khi mang thai, cô bắt đầu bị ốm nghén và nôn mửa.
Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén của cô nghiêm trọng và khiến cô bị nôn mửa rất nhiều. Chỉ một tuần sau, cô buộc phải quay trở về Anh. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc một tình trạng ít gặp có tên Hyperemesis Gravidarum (HG), hay còn gọi là hội chứng ốm nghén nặng. Người mắc sẽ bị ốm nghén nghiêm trọng, dẫn đến buồn nôn và ói mửa quá mức. Hệ quả là răng của cô bắt đầu rụng.
Sau khi sinh con trai Zachary (hiện đã 6 tuổi) vào tháng 11.2017, cô tiếp tục mang thai 6 tháng sau đó và sinh tiếp bé Ollie (hiện đã 4 tuổi). Cô tiếp tục mang thai và sinh đứa con thứ ba là bé Oakley vào tháng tháng 8.2022 (hiện bé đã 11 tháng tuổi).
Cứ mỗi lần mang thai, cô Louise đều nôn mửa rất nhiều. Sau 3 lần mang thai, răng trong miệng cô đã rụng hết. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 7.7.
Vì sao cơn đau họng chỉ mắc một bên?
Thức dậy với cảm giác đau trong cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải uống thuốc và nghỉ ngơi. Nhưng đôi khi, cơn đau họng chỉ xuất hiện một bên. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Dưới đây là những vấn đề sức khỏe có thể gây đau họng chỉ một bên.
Cảm lạnh hoặc cúm có thể khiến các hạch bạch huyết ở một bên cổ họng bị sưng, dẫn đến đau họng. Các triệu chứng của cảm lạnh và cúm có nhiều điểm giống. Tuy nhiên, cúm có thể khiến sốt trên 39 độ C và gây đau nhức cơ thể. Trong khi đó, cảm lạnh thường chỉ gây đau họng, nghẹt mũi và hắt hơi.
Đau họng do cảm lạnh và cúm thường sẽ hết sau khoảng 10 ngày. Để cổ họng mau hết đau, người bệnh hãy uống nước ấm, tắm nước nóng và súc miệng bằng nước muối.
Viêm amiđan. Khoảng 70% các trường hợp viêm amiđan là do virus, còn lại là vi khuẩn và một số tác nhân khác.
Nếu bạn cảm thấy một bên amiđan trong cổ họng bị sưng đau, kèm theo các mảng trắng hoặc mẩn đỏ thì đó là biểu hiện rõ ràng của viêm amiđan.
Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách súc miệng bằng nước muối, dùng máy tạo độ ẩm, uống nước ấm và dùng viên ngậm. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)