Ngoài ra, trong ngày thứ hai 24.7 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Món ngon vị thuốc: Rau mồng tơi thanh nhiệt, giải độc; Thêm lợi ích cho việc chữa trị tim mạch nhờ đi bộ; Tốn 100 triệu mua filler rồi nhờ người tiêm, người phụ nữ bị hoại tử mông...
Phát hiện mới về lợi ích tập thể dục ở người cao tuổi
Một nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất càng nhiều càng tốt cho tuổi thọ và cho chất lượng cuộc sống đối với người lớn tuổi, theo tờ Express.
Tập thể dục có lợi ích gì cho người cao tuổi?
Ai cũng biết tập thể dục là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc.
Giờ đây, một nghiên cứu mới, được công bố trên tập san học thuật Health and Quality of Life Outcomes, đã chỉ ra rằng tập thể dục cũng có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm cả nguy cơ tử vong sớm cho người lớn tuổi.
Nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) cho thấy người trên 60 tuổi nếu giảm hoạt động thể chất sẽ có chất lượng cuộc sống kém hơn.
Nghiên cứu bao gồm 1.500 người tham gia, cũng chỉ ra rằng ngay cả ngồi nhiều khi xem TV hoặc đọc sách cũng làm giảm chất lượng cuộc sống.
Các tác giả đã theo dõi mức độ hoạt động của 1.433 người từ 60 tuổi trở lên bằng cách sử dụng máy đo gia tốc.
Chất lượng cuộc sống của người tham gia được cho điểm từ 0 đến 1, nghĩa là từ kém nhất đến tốt nhất.
Điểm thấp hơn có liên quan đến tăng nguy cơ nhập viện, kết quả tồi tệ hơn sau khi nhập viện và tử vong sớm.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Phát hiện mới về lợi ích tập thể dục ở người cao tuổi trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 24.7. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về tuổi 60 như: Những mẹo giảm cân hiệu quả sau tuổi 60; Chuyên gia chia sẻ 7 mẹo ăn uống để tuổi 60 có thể sống đến trăm tuổi...
Ăn cơm như thế nào để giảm lượng đường trong máu?
Bạn không nhất thiết phải thay thế món cơm quen thuộc của mình nhưng bạn phải kiểm soát khẩu phần, kết hợp với chất đạm và tập thể dục, tiến sĩ V Mohan, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu bệnh tiểu đường tại Quỹ nghiên cứu bệnh tiểu đường Madras (Ấn Độ), cho biết.
Có một cuộc tranh luận không ngừng về việc liệu các loại lương thực chính như gạo và lúa mì có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 hay không, theo tờ Indian Express.
Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về đề tài này. Và kết quả cho thấy ăn các loại lương thực này với số lượng hạn chế thì vẫn ổn, tiến sĩ V Mohan cho biết.
Ngoài ra, các kết quả cũng cho thấy hoạt động thể chất đầy đủ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho người tiêu thụ gạo và lúa mì.
Cơm có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu với dữ liệu mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất, bao gồm khoảng 135.000 người được theo dõi trong 15 năm từ 20 quốc gia ở 5 châu lục.
Kết quả đã cho thấy những người không mắc bệnh tiểu đường khi bắt đầu nghiên cứu nhưng ăn nhiều cơm hơn trong suốt 15 năm, có nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn, tiến sĩ V Mohan cho hay, theo Indian Express.
Cơm gạo lứt có tốt hơn cơm trắng?
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm thay gạo trắng bằng gạo lứt. Kết quả đã phát hiện ra rằng ở những người thừa cân và có dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa, ăn cơm gạo lứt thay cơm trắng đã giảm phản ứng đường huyết trong suốt cả ngày.
Hội chuyển hóa bao gồm béo phì, tăng huyết áp, tăng đường huyết và tăng mỡ máu, thường liên quan đến tình trạng kháng insulin.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Ăn cơm như thế nào để giảm lượng đường trong máu? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 24.7. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bệnh tiểu đường như: Chanh có lợi thế nào cho người bệnh tiểu đường?; Những thứ không ngờ làm tăng mức đường huyết...
Khi nào say nắng trở nên nghiêm trọng, cần cấp cứu?
Nắng nóng gay gắt có thể gây mệt mỏi và uể oải, nhưng cũng dễ dẫn đến kiệt sức do nóng hoặc say nắng (còn gọi là sốc nhiệt). Nhưng điều quan trọng là phải biết cách phân biệt 2 tình trạng này.
Kiệt sức do nắng nóng thường không cần trợ giúp y tế khẩn cấp nếu có thể hạ nhiệt trong vòng 30 phút. Nhưng nếu chuyển thành sốc nhiệt thì cần phải cấp cứu ngay, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS).
Tiến sĩ Johannes Uys, bác sĩ làm việc tại Phòng khám Đa khoa Broadgate ở London (Anh), chỉ cách nhận biết cơn mệt do nắng nóng khi nào thì nguy hiểm, cần xử lý kịp thời.
Có một số dấu hiệu cần chú ý, bởi nếu không được điều trị, có thể rất nguy hiểm, theo tờ Mirror.
Dấu hiệu kiệt sức do nóng
Tiến sĩ Uys cho biết các dấu hiệu kiệt sức do nóng bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, cảm thấy không khỏe, đổ mồ hôi rất nhiều, phát ban, chuột rút cơ bắp, thở nhanh hoặc nhịp tim nhanh, sốt cao, rất khát nước, mệt rã rời.
Đặc biệt, tiến sĩ Uys lưu ý: Hãy chú ý đến triệu chứng da lạnh và ẩm ướt hoặc tái nhợt. Nếu có dấu hiệu này là đã nghiêm trọng, hãy vào chỗ râm mát và uống nước ngay lập tức.
Chờ khoảng 30 phút, nhiệt độ sẽ hạ xuống và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Khi nào say nắng trở nên nghiêm trọng, cần cấp cứu? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 24.7. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về nắng nóng như: Thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể trong ngày nắng nóng; Cảnh báo bệnh dại gia tăng trong mùa nắng nóng...
Kính chúc các bạn một tuần mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả.
Bình luận (0)