Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nhóm máu nào có nguy cơ cao bị đột quỵ?

01/04/2024 00:12 GMT+7

Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ; Nghiên cứu mới xác nhận nhiều lợi ích sức khỏe từ atisô; Không bị chó dại cắn, nhưng bị điều này vẫn có thể mắc bệnh dại... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày mới, thứ hai 1.4. Ngày mới với tin tức sức khỏe hôm nay xin tóm tắt những thông tin chính:

Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm máu có thể đóng một vai trò trong việc xác định nguy cơ đột quỵ.

Phân tích này dựa trên đánh giá toàn diện các nghiên cứu hiện có, làm sáng tỏ nhóm máu có thể ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe như thế nào.

Các nhà khoa học tại Đại học Maryland (Mỹ) đã phân tích tổng hợp 48 nghiên cứu, bao gồm hơn 16.700 bệnh nhân đột quỵ và gần 600.000 người khỏe mạnh, nhằm kiểm tra mối liên hệ di truyền giữa nhóm máu và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nhóm máu nào có nguy cơ cao bị đột quỵ?- Ảnh 1.

Nhóm máu có vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ đột quỵ

Pexels

Kết quả cho thấy người có nhóm máu A có thể phải đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ trước tuổi 60 cao hơn 16% so với những người có nhóm máu khác, theo tờ Times of India.

Phát hiện này cho thấy các yếu tố di truyền liên quan đến nhóm máu có thể khiến một số người có thể bị đột quỵ ở tuổi trẻ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 1.4. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về nhóm máu như: Rủi ro sức khỏe của từng nhóm máu; Phát hiện nhóm máu có nguy cơ ung thư gan nguy hiểm...

Nghiên cứu mới xác nhận nhiều lợi ích sức khỏe từ atisô

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, đã xác nhận công dụng làm thuốc và vô số lợi ích của cây atisô.

Các nhà khoa học từ Đại học Foggia, Đại học Bari, Đại học Bari Aldo Moro (Ý) và Trường Y Đại học King Faisal (Ả Rập Saudi) đã chỉ ra atisô có thể là vị thuốc quý giúp hạ cholesterol, đường huyết và huyết áp cao.

Atisô được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và y học vì là nguồn cung cấp khoáng chất, chất chống oxy hóa và polyphenol.

Đặc biệt, thân và lá atisô có chứa các dưỡng chất thực vật thiết yếu, có thể được sử dụng làm thảo dược, theo chuyên trang y tế News Medical.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nhóm máu nào có nguy cơ cao bị đột quỵ?- Ảnh 2.

Atiso có thể là vị thuốc quý giúp hạ cholesterol, đường huyết và huyết áp cao

Pexels

Các hoạt chất sinh học trong chúng có tiềm năng điều trị nhiều bệnh quan trọng như ung thư và thoái hóa thần kinh và bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã làm rõ lợi ích sức khỏe cũng như tác dụng làm thuốc điều trị bệnh của atisô.

Kết quả là các tác giả đã xác định nhiều hoạt chất sinh học có lợi trong thân và lá atisô vốn thường được dùng để nấu canh, làm trà uống.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Nghiên cứu mới xác nhận nhiều lợi ích sức khỏe từ atisô trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 1.4. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về atisô như: Ăn uống giải nhiệt mùa nắng nóng: Atisô nhuận gan, lợi mật; Chuyên gia dinh dưỡng: 5 tác dụng phụ đáng ngạc nhiên khi ăn atisô...

Không bị chó dại cắn, nhưng bị điều này vẫn có thể mắc bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

Trong 99% trường hợp, chó là nguyên nhân truyền virus dại sang người. Nó tồn tại trong nước bọt của chó bị nhiễm bệnh và khi chó cắn người, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể con người, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cần làm gì sau khi bị chó cắn?

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nhóm máu nào có nguy cơ cao bị đột quỵ?- Ảnh 3.

Ngoài việc bị chó cắn, ngay cả một vết xước nhỏ do chó, mèo dại gây ra hoặc vết liếm của chúng cũng có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh

MINH HỌA: PEXELS

Nếu tiếp xúc với chó chạy rông hoặc chó dại, đặc biệt nếu bị vết xước hoặc bị cắn, điều quan trọng là phải rửa vết thương thật kỹ và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để khám và tiêm vắc xin bệnh dại.

Tốt nhất nên rửa kỹ vết thương bằng xà phòng, nếu cần, có thể bôi thuốc mỡ Betadine.

Theo Medical News Today, nên tiêm cả phòng bệnh dại, kháng thể và tiêm phòng uốn ván. Tiêm toàn bộ vắc xin dại theo đúng phác đồ - gồm 4 - 5 liều.

Mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ, các mũi còn lại vào các ngày thứ 3, 7, 14 và 28 sau khi bị chó cắn.

Ngay cả bị chó đã tiêm phòng dại cắn, tốt nhất vẫn nên tiêm phòng dại, theo Medical News Today.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Không bị chó dại cắn, nhưng bị điều này vẫn có thể mắc bệnh dại trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 1.4. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bệnh dại như: Cấp bách phòng chống bệnh dại; Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên...

Ngoài ra, trong ngày thứ hai 1.4 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Dầu bơ và dầu ô liu: Dầu nào tốt cho sức khỏe hơn?; Bạn có ngủ ngáy không? Đây là cách ngủ giúp bạn sống thọ hơn...

Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn một tuần mới tràn đầy năng lượng, làm việc hiệu quả.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.