Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới?; Tử vong trong phòng tập gym: Những rủi ro về tim mạch có thể xảy ra; Thức dậy cách này có thể khiến huyết áp tăng nguy hiểm...
3 dưỡng chất không được thiếu vì sẽ dễ gây bệnh
Thiếu chất là tình trạng rất phổ biến. Trong một số trường hợp, thiếu chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm khớp, bệnh tim, tiểu đường loại 2 và một số bệnh khác. Một số dưỡng chất nếu cơ thể bị thiếu hụt trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động đặc biệt có hại cho sức khỏe.
Cơ thể cần chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường. Vì cơ thể không thể tự sản xuất chất dinh dưỡng nên cần nạp chúng thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Khi không hấp thụ đủ các dưỡng chất này thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái thiếu chất.
Những dưỡng chất khi bị thiếu sẽ gây tác động lớn đến sức khỏe gồm:
Thiếu sắt. Chất sắt cực kỳ quan trọng với sức khỏe vì là thành phần chính cấu tạo nên hồng cầu. Hồng cầu có tác dụng vận chuyển dinh dưỡng và ô xy trong máu cung cấp cho các cơ quan khắp cơ thể. Thiếu sắt là loại thiếu chất phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số.
Thiếu sắt có thể gây thiếu máu, làm giảm số lượng hồng cầu, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển ô xy, dinh dưỡng của máu. Hệ quả là gây ra các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi kéo dài, suy giảm miễn dịch và chức năng não.
Thiếu vitamin D. Vitamin D được cơ thể tạo ra từ cholesterol trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thiếu vitamin D sẽ làm suy yếu các khối cơ, dẫn đến tình trạng mất xương và tăng nguy cơ gãy xương. Với trẻ em, thiếu vitamin D có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 22.10.
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới?
Các biến chứng của tiểu đường không chỉ tác động đến tim mạch, chức năng thận mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Một hậu quả ít được quan tâm của tiểu đường là tác động của bệnh đến khả năng sinh sản của nam giới.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới bằng cách gây tổn thương ADN của tinh trùng, phá vỡ quá trình chuyển hóa đường glucose và góp phần gây mất cân bằng nội tiết. Những tác động này cùng lúc có thể làm giảm đáng kể khả năng có con của nam giới.
Vô sinh ở nam giới có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như lượng tinh trùng thấp, khả năng di chuyển hoặc hình dạng tinh trùng bất thường. Các nghiên cứu cho thấy cả tiểu đường loại 1 và loại 2 đều gây tác động đáng kể đến các yếu tố này, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới theo những cách sau:
Chất lượng tinh trùng giảm. Một trong những tác động chính mà bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới là gây tổn thương và làm giảm chất lượng tinh trùng. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy nam giới mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ tinh trùng bị phân mảnh ADN và có cấu trúc bất thường cao hơn. Chính điều này khiến việc thụ tinh với trứng trở nên khó khăn.
Tác động đến quá trình sinh tinh. Chuyển hóa glucose đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh, tức quá trình sản xuất tinh trùng trong tinh hoàn. Bệnh tiểu đường làm cản trở quá trình này, từ đó ảnh hưởng đến sinh tinh.
Hơn nữa, nam giới mắc tiểu đường thường gặp vấn đề về thành phần huyết tương trong tinh dịch. Tình trạng này có thể làm suy yếu khả năng hoạt động bình thường của tinh trùng và khả năng tiếp cận của trứng. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 22.10.
Thức dậy cách này có thể khiến huyết áp tăng nguy hiểm
Huyết áp cao nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Ngoài tuổi tác và gien di truyền, có nhiều yếu tố làm tăng huyết áp như ăn nhiều muối, uống nhiều rượu, ít hoạt động, không ngủ đủ giấc, căng thẳng hoặc một số loại thuốc chữa bệnh, bệnh thận mạn tính, hội chứng chuyển hóa, thừa cân, ngưng thở khi ngủ và bệnh về tuyến giáp.
Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo một nguyên nhân không ngờ khi thức dậy vào buổi sáng cũng có thể làm huyết áp tăng đột biến.
Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai (Ấn Độ), cho biết tiếng chuông báo thức có thể ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần, theo tờ Indian Express.
Tiến sĩ Sudhir Kumar, bác sĩ thần kinh tại Bệnh viện Apollo, Hyderabad (Ấn Độ) cũng cảnh báo thức dậy với chuông báo thức có thể khiến huyết áp tăng 74%, so với thức dậy không để báo thức, theo nghiên cứu của Đại học Virginia (Mỹ).
Tiến sĩ Sudhir Kumar nói thêm rằng những người ngủ ít hơn 7 giờ cũng có huyết áp tăng cao trước khi thức dậy. Sự tăng vọt huyết áp này có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Đáng chú ý, nguy cơ này cao hơn ở những người mắc bệnh tim hoặc mắc bệnh huyết áp cao. Bác sĩ Kumar cho biết: Chuông báo thức có thể đánh thức bạn đột ngột khỏi giấc ngủ sâu, có thể khiến bạn có thể cảm thấy uể oải trong tối đa 2 giờ, đồng thời, thức dậy với tiếng chuông báo thức cũng có thể làm tăng mức độ căng thẳng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)