Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Ăn gì để cơ thể chống đỡ với Covid-19 tốt hơn?; Di chứng mới làm chết tế bào xương ở bệnh nhân Covid-19...
Những nguyên nhân không ngờ khiến bạn phải chạy thận hồi nào không hay
Thận làm việc 24/7 để giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách lọc bỏ độc tố và chất dịch dư thừa và điều hòa huyết áp. Tổn thương ở bộ phận quan trọng này có thể không thể phục hồi, nhưng rất nhiều người không biết rằng có những điều không ngờ lại gây hại cho thận.
|
Sau đây là những điều không ngờ có thể gây hại cho thận:
Lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm. Khoảng 3 - 5% trường hợp suy thận mạn tính phát mới mỗi năm là do lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng lâu dài, đặc biệt là liều cao những loại thuốc tưởng chừng như vô hại này, có tác hại đến mô và cấu trúc thận. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, theo WebMD.
Uống quá nhiều nước ngọt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên uống nước ngọt - từ 2 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.
Cả nước ngọt dành cho người ăn kiêng cũng vậy, nghiên cứu cho thấy phụ nữ uống nước ngọt dành cho người ăn kiêng - có thận hoạt động kém hơn 30% sau 20 năm. Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để tiếp tục với những điều không ngờ có thể gây hại thận của bạn.
Ăn gì để cơ thể chống đỡ với Covid-19 tốt hơn?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa Covid-19 là tiêm vắc xin. Nhưng nếu bạn chưa được tiêm thì hãy chú ý đến chế độ ăn vì theo các nhà nghiên cứu, ăn uống đúng cách có thể giúp cơ thể chống chọi với bệnh Covid-19 tốt hơn.
|
Các nhóm nghiên cứu tại công ty khoa học sức khỏe ZOE (Mỹ), trường Y Harvard (Mỹ) và Đại học King's College London (Anh) đã phát hiện ra rằng, những người duy trì chế độ ăn giàu thực vật chất lượng cao một khi nhiễm Covid-19 thì bệnh ít trở nặng hơn, trong khi những người ăn các thực phẩm ít dinh dưỡng, chế biến sẵn như đồ ăn nhanh thì ngược lại.
"Dựa trên hiểu biết của chúng tôi về các chất dinh dưỡng và thực phẩm, chế độ ăn uống chất lượng cao có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19, thậm chí nó còn có thể làm giảm nguy cơ mắc Covid-19", tiến sĩ Sarah Berry, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nhóm của ông đã đặt 3 bảng câu hỏi trên ứng dụng nghiên cứu triệu chứng Covid-19: một bảng về chất lượng chế độ ăn, một bảng về thói quen ăn uống và một bảng về lối sống. Có tới 1,1 triệu người bệnh tham gia trả lời. Kết quả nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.7.
Di chứng mới làm chết tế bào xương ở bệnh nhân Covid-19
Sau bệnh nấm đen, một số bệnh nhân đã khỏi Covid-19 lại đối mặt thêm di chứng đáng sợ khác. Đó là bệnh khiến xương bị hoại tử. Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện đều dưới 40 tuổi, tức đang trong độ tuổi khỏe mạnh.
|
Các bác sĩ tại Bệnh viện Hinduja ở thành phố Mumbai (Ấn Độ) đã phát hiện 3 bệnh nhân mắc chứng hoại tử mạch chỏm xương đùi. Bệnh được phát hiện khoảng 2 tháng sau khi họ khỏi Covid-19.
Hoại tử mạch chỏm xương đùi là căn bệnh khiến máu không thể lưu thông đến chỏm xương đùi. Hậu quả là làm khu vực này thiếu máu và không thể nhận được dinh dưỡng, lâu ngày dẫn đến hoại tử.
Ba bệnh nhân mắc bệnh hoại tử vô mạch chỏm xương đùi có tuổi lần lượt là 36, 39 và 37. Họ xuất hiện triệu chứng bệnh lần lượt sau 67 ngày, 57 ngày và 55 ngày sau khi khỏi Covid-19. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thêm về di chứng này!
Bình luận (0)