Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện nguyên nhân gây vô sinh ở nam

27/01/2022 00:14 GMT+7

'Các nhà khoa học đã phát hiện ra một quá trình di truyền mà họ tin là yếu tố góp phần gây ra các loại vô sinh chính ở nam giới'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung này bạn nhé!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ rượu bia trong tháng tết?; Bao lâu sau khi nhiễm Covid-19 có thể tiêm tăng cường vắc xin?; 9 lời khuyên để ngăn ngừa điều đáng sợ nhất khi đi du lịch...

Phát hiện mới về vô sinh ở nam giới

Giới y khoa cho rằng nếu bạn đã cố gắng thụ thai sau một năm không sử dụng biện pháp tránh thai mà không có thai, thì đã đến lúc nên tìm hiểu một chút về tình trạng vô sinh và gặp chuyên gia y tế của bạn.

Cả nam giới và phụ nữ đều có thể gặp các vấn đề liên quan đến vô sinh, và nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa là bước đầu tiên hợp lý trong hành trình của bạn.

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Newcastle (Anh) đã phát hiện ra một quá trình di truyền mà họ tin là yếu tố góp phần gây ra các loại vô sinh chính ở nam giới.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng một nửa số trường hợp các cặp vợ chồng khác giới đang giải quyết vô sinh có liên quan đến nam giới

SHUTTERSTOCK

Khám phá nguồn gốc của nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh mang lại một mức độ lạc quan phi thường trong việc điều trị cho bệnh nhân vô sinh.

Kết quả của những thí nghiệm này đã được công bố gần đây trên tạp chí Nature Communications, và chúng chỉ ra rằng các đột biến xảy ra trong quá trình sinh sản.

Người ta lưu ý rằng những đột biến này không phải di truyền từ cha hoặc mẹ, mà là những thay đổi xảy ra ở nam giới trong quá trình sao chép ADN và được coi là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 27.1.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ rượu bia trong tháng tết?

Nhiều người trong chúng ta đặt mục tiêu sẽ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên trong năm mới. Một trong những điều quan trọng của lối sống lành mạnh này là bỏ rượu bia.

Mọi người có xu hướng tiệc tùng nhiều hơn vào những ngày cuối năm và tết âm lịch. Do đó, việc hạn chế rượu bia và áp dụng chế độ ăn lành mạnh ngay thời điểm này sẽ rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là ngăn tăng cân sau tết.

Bỏ rượu bia 1 tháng có thể khởi đầu cho một lối sống lành mạnh hơn

SHUTTERSTOCK

Chỉ sau 1 tháng bỏ rượu bia, cơ thể sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Trong một nghiên cứu thực hiện trên 26 tình nguyện viên, các nhà khoa học tại Đại học College London (Anh) và Bệnh viện Royal Free (Anh) đã chia các tình nguyện viên ra làm 2 nhóm.

Nhóm thứ nhất sẽ bỏ rượu bia trong 1 tháng. Nhóm thứ hai vẫn uống nhiều rượu bia như bình thường. Trước khi nghiên cứu, tất cả đều được khám sức khỏe đầy đủ, kể cả huyết áp và gan. Sau 1 tháng nghiên cứu, họ được kiểm tra một lần nữa. Kết quả nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 27.1.

Bao lâu sau khi nhiễm Covid-19 có thể tiêm tăng cường vắc xin?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, người nhiễm Covid-19 có thể tiêm vắc xin tăng cường ngay sau khi hết thời gian cách ly y tế.

Bác sĩ y khoa William Moss, Giám đốc điều hành Trung tâm tiếp cận vắc xin quốc tế tại Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg, khuyến cáo người nhiễm Covid-19, kể cả có triệu chứng lẫn không có triệu chứng, nên đợi sau khi khỏi bệnh và đủ điều kiện ngừng cách ly y tế rồi tiêm phòng mũi tăng cường.

Nhân viên y tế đến nhà tiêm vắc xin Covid-19 cho người cao tuổi tại Hà Nội

ĐẬU TIẾN ĐẠT

Theo CDC Mỹ, những bệnh nhân nhập viện và điều trị Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương dưỡng bệnh không nên tiêm vắc xin ngay lập tức. Những bệnh nhân này cần đợi 90 ngày trước khi tiêm mũi tăng cường để đảm bảo vắc xin có hiệu quả.

Bác sĩ Moss cho biết: “Lý do phải đợi 90 ngày là vì các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng và huyết tương có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể với vắc xin. Những phương pháp này không làm vắc xin kém an toàn hơn, nhưng có thể làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn”. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.