Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nắng nóng gay gắt, trẻ hay chảy máu cam có nguy hiểm không?; Nhầm ung thư ruột giai đoạn 4 là bệnh trĩ: Đây là cách phân biệt; Hiểu lầm thường gặp về sức khỏe sinh sản của phụ nữ...
Loại nước ép đặc biệt giúp giảm huyết áp nhanh
Theo một chuyên gia, nitrat trong một loại nước ép rau củ có thể giúp cải thiện lưu lượng máu, từ đó giảm huyết áp nhanh chóng trong vài giờ.
Chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và chất xơ, một loại nước ép màu đỏ có nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng. Chuyên gia sức khỏe Ben Dillon, ở Melbourne, Úc, cho hay nước ép củ dền có thể làm giảm huyết áp trong vòng 3 đến 6 giờ.
Chuyên gia Ben Dillon nói: Nước ép củ dền là nguồn nitrat phong phú, khi tiêu thụ được chuyển thành nitrit do tác động của vi khuẩn đường miệng. Nitrit khi vào dạ dày, được hấp thụ vào máu sẽ tiếp tục chuyển đổi thành oxit nitric.
Oxit nitric đóng vai trò quan trọng trong việc làm giãn mạch máu. Từ đó cải thiện lưu lượng máu và giúp giảm huyết áp. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh nước củ dền có lợi cho người huyết áp cao. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.4.
Nắng nóng gay gắt, trẻ hay chảy máu cam có nguy hiểm không?
Chảy máu cam là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ từ 2 - 10 tuổi. Trẻ bị chảy máu cam khi trời nóng thường không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà, nhưng nếu bé bị chảy máu cam thường xuyên thì các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám.
Nguyên nhân gây chảy máu cam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam ở trẻ, nhưng về cơ bản đa phần là do màng mạch ở vách ngăn mũi gặp tổn thương. Chảy máu cam thường do mũi bị khô và do trẻ dụi, ngoáy khi mũi bị nghẹt hoặc ngứa. Một số trẻ xì mũi mạnh cũng có thể gây chảy máu, theo trang tin về sức khỏe HealthFeed (Đại học UTAH, Mỹ).
Làm thế nào để cầm máu. Cho trẻ ngồi, nghiêng người về phía trước và nếu có máu chảy xuống cổ họng từ phía sau mũi, hãy nhổ ra. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt vào cánh mũi trong 5-10 phút. Tiếp tục ấn thêm khoảng 10 phút nữa, ngay cả khi máu đã ngừng chảy. Cho trẻ thở bằng miệng. Sau 10 phút, nếu chưa cầm máu, có thể nhét miếng gạc có tẩm vaseline vào lỗ mũi chảy máu và bóp chặt mũi lại trong 10 phút nữa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, cần đưa bé đi khám ngay, chú ý tiếp tục ấn mũi trẻ trong thời gian chờ bác sĩ. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 16.4.
Nhầm ung thư ruột giai đoạn 4 là bệnh trĩ: Đây là cách phân biệt
Anh Joshua Sanchez, 38 tuổi, sống ở New York, Mỹ, bắt đầu thấy lo lắng khi thấy máu xuất hiện trong phân của mình lần đầu tiên vào năm 2021. Anh cứ nghĩ mình bị bệnh trĩ nên không đi khám bệnh.
Sau nhiều ngày chảy máu không khỏi, anh mới đi Bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ) khám. Tại đây, các bác sĩ đã xác nhận ông bị ung thư ruột kết giai đoạn 4 và đã di căn đến gan. Bệnh nhân đã được phẫu thuật để loại bỏ các khối u và tiếp tục điều trị bằng hóa trị và xạ trị.
Tiến sĩ Ryan Williams, bác sĩ ở New Jersey (Mỹ) cảnh báo, bệnh trĩ và ung thư ruột kết (còn gọi là ung thư trực tràng) có thể gây ra các triệu chứng tương tự, khiến bệnh nhân khó phát hiện sớm. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư ruột kết:
Đi ngoài ra máu. Dấu hiệu cảnh báo sớm phổ biến nhất của ung thư ruột kết là thấy máu lẫn trong phân. Tuy bệnh trĩ cũng gây đi ngoài ra máu nhưng máu thường có màu đỏ tươi, còn máu của người bị ung thư trực tràng có màu đỏ sẫm và lẫn với chất nhầy. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)