Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Chuyên gia chỉ ra những điều bạn nên làm sau khi ăn no; Bị nghẹn thắt cổ họng, khi nào cần đi bác sĩ khám?; Cậu bé phát hiện kịp thời ung thư máu nhờ dấu hiệu lạ ở tai...
Cơn đau tim nguy hiểm nhất là khi bước xuống giường: 2 cách để ngăn ngừa
Nhiều nghiên cứu cho thấy cơn đau tim sẽ nguy hiểm hơn vào buổi sáng.
Trong một nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ), các nhà nghiên cứu đã phát hiện các cơn đau tim buổi sáng làm tăng đến 20% số lượng mô tim bị chết.
Những phát hiện của nghiên cứu trước đây, được công bố trên tạp chí nghiên cứu về bệnh tim mạch Heart, cho thấy các cơn đau tim từ 6 giờ sáng đến trưa là nguy hiểm nhất.
Nghiên cứu cho thấy đồng hồ bên trong cơ thể có thể gây ra các cơn đau tim nguy hiểm hơn vào buổi sáng |
SHUTTERSTOCK |
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ-bác sĩ Borja Ibanez lưu ý: Nghiên cứu này cho thấy các biến cố tim mạch vào buổi sáng gây ra nhiều thiệt hại nhất.
Một nghiên cứu được công bố năm 2020 trên tạp chí Trend in Endocrinology and Metabolism, cũng cho thấy sự sai lệch trong hệ thống sinh học do lối sống hiện đại gây ra đã ảnh hưởng xấu đến chức năng tim mạch. Thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.12.
Chuyên gia chỉ ra những điều bạn nên làm sau khi ăn no
Ăn xong bạn thường làm gì? Nhiều người nghĩ ngay đến một chiếc nệm êm!
Nhưng cô Kristen Smith, chuyên gia dinh dưỡng, phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng và ăn kiêng của Mỹ, chỉ ra những điều tốt nhất nên làm sau khi ăn:
1. Ăn sữa chua. Men vi sinh trong sữa chua có thể giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
2. Uống một ít nước. Nhâm nhi nước hoặc đồ uống ít calo. Khi ăn no, bạn có thể hấp thụ rất nhiều muối mà không nhận ra, điều này có thể khiến giữ nước và cảm thấy đầy hơi. Chuyên gia Smith cho biết, uống nước có thể giúp loại bỏ bớt muối từ thực phẩm đã ăn.
Khi ăn xong nên đi dạo ít nhất 5 - 10 phút |
SHUTTERSTOCK |
Nhưng hãy cẩn thận đừng uống nhiều ngay sau khi ăn, vì có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Chuyên gia Smith khuyên: Nên uống từ 100 - 200 ml nước và sau đó bù nước đều đặn trong ngày. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 16.12.
Bị nghẹn thắt cổ họng: Khi nào cần đi bác sĩ khám?
Cảm giác cổ họng bị nghẹn có thể kèm theo đau, khó nuốt. Nghẹn cổ họng không phải lúc nào cũng đáng lo. Dù vậy, người bệnh cũng cần theo dõi các triệu chứng và đi khám khi có dấu hiệu bất thường.
Nghẹn cổ họng được miêu tả thành nhiều dạng khác nhau. Có trường hợp người bệnh cảm thấy cổ họng sưng, mềm hoặc đau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người mắc cảm thấy như có thứ gì nghẽn ở cổ họng hay cảm thấy vướng khi nuốt.
Nếu nghẹt thắt họng kèm theo sưng hạch bạch huyết thì người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra ngay |
SHUTTERSTOCK |
Trong khi đó, một số người cảm thấy khó nuốt hoặc phải nuốt thường xuyên để giảm đau. Nếu cảm giác nghẹn cổ họng kèm theo đau ngực, sốt, sưng hạch bạch huyết hoặc cứng cổ thì phải đến bệnh viện ngay lập tức. Đây có thể là tình trạng cần điều trị y tế khẩn cấp.
Có nhiều phương pháp điều trị nghẹn cổ họng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, chứng ợ nóng có thể gây nghẹn thắt cổ họng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)