Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thực phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh?

14/02/2024 00:10 GMT+7

'Các chuyên gia đã chỉ ra một số thực phẩm phổ biến không nên bảo quản trong tủ lạnh'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Thời điểm tốt nhất để ăn bưởi, cam, quýt sau bữa ăn; Vì sao tôm lại đổi màu khi nấu chín?; Ngoài chất xơ, bông cải xanh còn chứa dưỡng chất cực tốt...

3 loại củ không nên để trong tủ lạnh

Chúng ta có thể bảo quản nhiều loại thực phẩm trong tủ lạnh để sử dụng dần, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào để trong tủ lạnh cũng tốt cho sức khỏe.

Bà Pooja Malhotra, chuyên gia dinh dưỡng tại Ấn Độ, giải thích: "Quá trình làm lạnh có thể khiến một số thực phẩm mất đi các chất dinh dưỡng. Hơn nữa, màu sắc, hương vị và kết cấu của chúng cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, một số loại thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ không an toàn cho sức khỏe và mất đi vị tươi ngon".

Bà Dimple Jangda, bác sĩ làm việc tại Ấn Độ, đã chỉ ra một số thực phẩm phổ biến không nên bảo quản trong tủ lạnh.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thực phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh?- Ảnh 1.

Tỏi tốt cho sức khỏe nhưng không nên bảo quản trong tủ lạnh

Shutterstock

Tỏi. Tỏi là gia vị quen thuộc trong căn bếp và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỏi không được bảo quản đúng sẽ có độc.

Tỏi chứa bào tử gây bệnh botulism. Khi môi trường ẩm ướt (trên 60%), bào tử này sẽ kích hoạt và phát triển thành nấm mốc. Tủ lạnh thường có độ ẩm cao hơn 60%, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Nấm mốc trên tỏi có thể sản sinh ra mycotoxin, một loại chất độc gây ra các vấn đề sức khỏe.

Hành tây. Hành tây "không ưa" nhiệt độ thấp. Khi bảo quản trong môi trường lạnh, chúng dễ bị mốc.

Hơn nữa, hành tây cắt nhỏ để trong tủ lạnh còn có khả năng hút hết vi khuẩn xung quanh, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vì vậy, bà Dimple khuyến cáo bạn hãy dùng hết hành tây hoặc bỏ phần thừa chứ không nên bảo quản chúng trong tủ lạnh. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 14.2.

Thời điểm tốt nhất để ăn bưởi, cam, quýt sau bữa ăn

Ăn trái cây họ cam quýt ngay sau bữa ăn có thể không tốt cho sức khỏe. Sau đây, chuyên gia chia sẻ lý do tại sao ăn bưởi, cam và quýt ngay sau bữa ăn có thể không tốt.

Cô Ekta Singhwal, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Bệnh viện Ujala Cygnus (Ấn Độ), cho biết trái cây họ cam quýt chứa chất xơ giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, chống táo bón và hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

Tuy nhiên, với nhiều người, việc ăn trái cây họ cam quýt quá gần bữa ăn có thể dẫn đến một số vấn đề sau.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thực phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh?- Ảnh 2.

Ăn bưởi, cam và quýt ngay sau bữa ăn có thể không tốt

Shutterstock

Ảnh hưởng đến tiêu hóa. Trái cây họ cam quýt có tính axit, nếu ăn ngay sau bữa ăn có thể làm rối loạn tiêu hóa ở một số người. Tính axit có thể gây khó chịu, khó tiêu hoặc ợ nóng, nhất là người dễ bị trào ngược axit. Cả người có hệ tiêu hóa nhạy cảm cũng có thể bị đầy hơi nếu ăn bưởi, cam, quýt sau bữa ăn.

Hấp thụ chất dinh dưỡng. Một số hợp chất trong trái cây họ cam quýt có thể cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng nếu ăn sau bữa ăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các khoáng chất và vitamin thiết yếu.

Đó là các polyphenol, tannin và oxalate. Chúng có thể tạo phức hợp với canxi và sắt, làm giảm sự hấp thụ các chất này nếu ăn nhiều ngay sau bữa ăn. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 14.2.

Vì sao tôm lại đổi màu khi nấu chín?

Tôm là một trong những nguồn thực phẩm giàu protein phổ biến nhất thế giới. Có rất nhiều món ăn có thành phần là tôm. Một trong những đặc điểm đặc trưng của tôm là sẽ chuyển sang màu vàng cam khi nấu chín.

Câu hỏi không ít người thắc mắc là tại sao tôm lại chuyển đổi màu khi nấu chín. Giải thích một cách đơn giản là do sự tương tác phức tạp của các protein trong vỏ tôm. Chính nhiệt độ cao đã làm cho một số hợp chất trong vỏ được giải phóng và làm chúng chuyển sang màu vàng cam.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thực phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh?- Ảnh 3.

Tôm khi nấu chín thì vỏ sẽ chuyển sang màu vàng cam

SHUTTERSTOCK

Tôm chưa nấu chín thì thường có màu xám. Tùy vào giống tôm nhưng phần lớn vỏ của chúng có màu xám và hơi xanh lam. Lớp vỏ này chứa một loại protein gọi là astaxanthin. Các loài cá cũng có chất này trên vảy nhưng với loài giáp xác như tôm, cua thì chất này đặc biệt nhiều.

Astaxanthin là một carotenoid, nhóm chất cũng xuất hiện trong cà rốt. Chúng sẽ hấp thụ ánh sáng xanh và xuất hiện với màu đỏ, cam hoặc vàng. Nhưng khi tồn tại trong vỏ tôm, astaxanthin liên kết với một loại protein có tên là crustacyanin. Chính crustacyanin đã ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ ánh sáng của astaxanthin.

Tuy nhiên, khi chúng ta nấu chín tôm, nhiệt độ cao sẽ tách protein crustacyanin ra khỏi astaxanthin. Nhờ đó, màu vàng cam trên vỏ sẽ xuất hiện. Thịt tôm không có màu vàng cam này. Chúng ta thấy thịt vàng cam chẳng qua là do bị thấm từ màu sắc của vỏ. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn một năm mới tràn đầy sức khỏe, an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.