Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao bệnh tiểu đường tăng trong dịch Covid-19?

26/03/2022 00:14 GMT+7

'Các báo cáo về những trường hợp mắc bệnh tiểu đường gia tăng trong đại dịch đã khiến giới khoa học tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa Covid-19 và bệnh tiểu đường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nghiên cứu này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Đã nhiễm Omicron, có nguy cơ nhiễm Omicron “tàng hình” không?; Làm sao để nhận biết nhức đầu là do chèn ép dây thần kinh?; Thời điểm nào phù hợp để xem Covid-19 là bệnh đặc hữu?...

Bệnh tiểu đường và Covid-19 có liên quan với nhau không?

6 tháng sau khi mắc Covid-19 nhẹ, Nolan Balcitis (12 tuổi, sống tại Crown Point, Ấn Độ) được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Các báo cáo về những trường hợp mắc bệnh tiểu đường gia tăng trong đại dịch đã khiến giới khoa học tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa Covid-19 và bệnh tiểu đường.

Khi Nolan bắt đầu giảm cân và uống nhiều nước, bà Tabitha và ông Bryan Balcitis (bố, mẹ của Nolan) đã hài lòng vì nghĩ nó tốt cho sức khỏe của cậu ấy. Nhưng sự cáu gắt và mất tập trung của Nolan đã khiến họ lo ngại, kết quả các xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu của Nolan tăng vượt mức bình thường.

Các báo cáo về những trường hợp mắc bệnh tiểu đường gia tăng trong đại dịch đã khiến giới khoa học tiến hành nghiên cứu

SHUTTERSTOCK

Mới đây, có bằng chứng cho thấy virus corona - giống như một số loại virus khác - có thể tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã xem xét 2 cơ sở dữ liệu bảo hiểm của Mỹ bao gồm các trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới từ tháng 3.2020 đến tháng 6.2021. Bệnh tiểu đường trở nên phổ biến hơn ở trẻ em đã mắc Covid-19. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.3.

Đã nhiễm Omicron, có nguy cơ nhiễm Omicron “tàng hình” không?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng biến thể phụ BA.2 của Omicron hay Omicron “tàng hình” có khả năng lây truyền cao - có thể là yếu tố thúc đẩy sự gia tăng các trường hợp Covid-19 trên toàn cầu.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy BA.2 cũng có thể né tránh và thoát khỏi khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, một yếu tố khác biệt giữa BA.2 với dòng ban đầu của nó là khả năng thoát khỏi sự phát hiện.

Trước sự gia tăng lan rộng của Omicron “tàng hình”, nhiều người bị nhiễm Covid-19 bối rối và tự hỏi liệu họ có dễ bị tái nhiễm hay không

SHUTTERSTOCK

Trước sự gia tăng lan rộng của Omicron “tàng hình”, nhiều người đã nhiễm Covid-19 bối rối và tự hỏi liệu họ có dễ bị tái nhiễm hay không.

Theo một nghiên cứu gần đây của Phòng thí nghiệm y học Statens Serum Institut (Đan Mạch), nếu bạn đã từng nhiễm Omicron, bạn khó có khả năng tái nhiễm biến thể phụ BA.2 hoặc nhiễm 2 lần.

Nghiên cứu cho thấy trong số hơn 1,8 triệu trường hợp Covid-19, được ghi nhận từ ngày 21.11.2021 đến ngày 11.2.2022 ở Anh, chỉ có 1.739 bệnh nhân là tái nhiễm trong vòng từ 20 đến 60 ngày sau lần nhiễm đầu tiên.

Theo báo cáo, các trường hợp tái nhiễm chủ yếu xảy ra ở những người trẻ dưới 30 tuổi và chưa tiêm chủng. Trong số 1.739 bệnh nhân bị tái nhiễm, 47 người nhiễm BA.2 sau khi đã nhiễm Omicron. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 26.3.

Làm sao để nhận biết nhức đầu là do chèn ép dây thần kinh?

Chèn ép dây thần kinh có thể gây tê ngứa và đau ở cổ, lưng, cánh tay hoặc chân. Vị trí đau trên cơ thể tùy thuộc vào nơi dây thần kinh bị chèn ép. Nếu vị trí chèn ép ở cổ thì sẽ bị nhức đầu.

Các thống kê ở Mỹ cho thấy cứ 100.000 người thì có 85 người bị chèn ép dây thần kinh. Với những người trên 50 tuổi, nguyên nhân dây thần kinh bị chèn ép là vì những thoái hóa do tuổi tác.

Chèn ép dây thần kinh ở cổ sẽ gây nhức đầu, cảm giác nhức lan đến đáy sọ

SHUTTERSTOCK

Cơ, gân, xương, dây chằng hoặc sụn vì một tác động nào đó sẽ đè lên dây thần kinh, gây ngứa ran, đau nhức hoặc yếu cơ. Khi dây thần kinh không còn bị chèn ép, cơn đau sẽ giảm và các chức năng trở lại bình thường.

Tuy nhiên, nếu dây thần kinh vẫn tiếp tục bị chèn ép thì có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn, kéo theo đó là cơn đau mạn tính.

Dây thân kinh ở cổ bị chèn ép sẽ gây nhức đầu. Tình trạng này gọi là bệnh lý rễ tủy cổ. Bệnh đặc trưng với cơn đau ở cổ, lan ra vai và có thể di chuyển xuống cánh tay của bên cơ thể có dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị các cơn co thắt cơ ở lưng, cổ hoặc vai. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.