Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao có ung thư nhiều năm mới phát hiện?

17/11/2022 00:10 GMT+7

'Nhiều bệnh nhân tự hỏi: mình đã mắc ung thư từ khi nào, nhưng không có câu trả lời rõ ràng. Một số loại ung thư có thể xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi được phát hiện'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Tiểu đường tiến triển qua các giai đoạn nào?; 3 điều nên làm ngay khi thức dậy để tỉnh táo suốt ngày; Cảnh báo chất tẩy dầu mỡ nhà bếp có thể gây bỏng...

Đây là lý do nhiều bệnh nhân ung thư vừa phát bệnh đã đến giai đoạn cuối

Nhiều bệnh nhân ung thư tự hỏi: mình đã mắc ung thư từ khi nào, nhưng không có câu trả lời rõ ràng. Một số loại ung thư có thể xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi được phát hiện.

Các chuyên gia cho biết nguyên nhân là do có một số loại “ung thư không triệu chứng”.

Sau đây chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline sẽ giải thích về ung thư không triệu chứng và cách để ngăn ngừa tử vong.

Người mẫu kiêm diễn viên Ấn Độ Rozlyn Khan cho biết cô chỉ bị đau ở cổ và lưng “do tập thể dục dụng cụ và căng ở lưng”, ngoài ra, không hề có triệu chứng nào. Không ngờ đó lại là ung thư

SHUTTERSTOCK

Các chuyên gia y tế cho biết nhiều loại ung thư có thể phát triển và tăng trưởng mà không gây ra triệu chứng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Vì vậy, khám sàng lọc thường xuyên là rất quan trọng.

Có một số loại ung thư, nếu không khám sàng lọc, khi xuất hiện các triệu chứng thì đã ở giai đoạn cuối, theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ NCI.

Nghiên cứu cho thấy một số loại ung thư có thể hình thành và phát triển mà không được phát hiện trong 10 năm hoặc hơn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 17.11 để xem những loại ung thư nào thường có ít hoặc không có triệu chứng sớm.

Tiểu đường tiến triển qua các giai đoạn nào?

Tiểu đường loại 2 là loại bệnh tiến triển, tức các bất ổn do đường huyết tăng cao sẽ dần dần xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng. Trên thực tế, những dấu hiệu của bệnh có thể đã bắt đầu từ nhiều năm trước khi phát bệnh.

Những người trên 45 tuổi, có người thân từng mắc tiểu đường, lười vận động và thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Bệnh tiểu đường loại 2 sẽ phát triển qua 4 giai đoạn gồm kháng insulin, tiền tiểu đường, tiểu đường loại 2 và tiểu đường loại 2 có biến chứng.

Ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao và dùng thuốc có thể giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ biến chứng

SHUTTERSTOCK

Kháng insulin. Kháng insulin là tình trạng cơ thể cần một lượng insulin nhiều hơn để đưa đường glucose vào tế bào. Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bất ổn về đường huyết. Tình trạng này xảy ra nhiều năm trước khi người bệnh được chẩn đoán tiểu đường loại 2. Các giai đoạn tiến triển của bệnh tiểu đường tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 17.11.

3 điều nên làm ngay khi thức dậy để tỉnh táo suốt ngày

Chuyên gia gợi ý duy trì 3 thói quen tốt sau đây sẽ giúp chúng ta tỉnh táo cả ngày.

Tiến sĩ Andrew Huberman - chuyên gia thần kinh tại Đại học Stanford (Mỹ), cho hay 3 thói quen sau nếu được duy trì đều đặn sẽ giúp chúng ta cảm thấy tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.

Đón ánh sáng tự nhiên ngay sau khi thức dậy giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể có thể giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn

SHUTTERSTOCK

Đón ánh nắng sáng sớm. Ông Huberman cho biết đón ánh sáng tự nhiên ngay sau khi thức dậy giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể có thể giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn.

“Cách đơn giản để bắt đầu một ngày mới hiệu quả là đón ánh nắng trong vòng 1 tiếng sau khi thức dậy. Điều này giúp tăng cường kích hoạt một cách tự nhiên loại hormone chống căng thẳng là cortisol”, chuyên gia Huberman nói. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.