Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Đã khỏi Covid-19, tiêm 2 mũi, có cần tiêm mũi 3?; Lợi ích của trái măng cụt; 3 bài học từ biến thể Omicron...
Thời tiết lạnh cuối năm làm tăng nguy cơ đột quỵ, làm gì để ngăn ngừa?
Thời tiết lạnh hơn vào những ngày cuối năm, đặc biệt là những khu vực có mùa đông rõ rệt, sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Khi đó, những người có nguy cơ bị đột quỵ cần phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe.
Các nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ giữa nhiệt độ lạnh và nguy cơ xảy ra đột quỵ. Nhiệt độ thấp hơn khoảng 10 độ C có thể làm tăng từ 12 đến 18% nguy cơ đột quỵ.
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ |
SHUTTERSTOCK |
Vì khi thời tiết lạnh, các mạch máu sẽ co lại và làm tăng huyết áp. Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ.
Hơn nữa, nhiệt độ xuống thấp cũng khiến máu đặc hơn. Tình trạng này sẽ dễ khiến máu bị đông và hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu và gây đột quỵ.
Vì vậy, vào những ngày trời trở lạnh, không chỉ bản thân người bệnh mà gia đình cũng phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của những người có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Để giảm nguy cơ bị đột quỵ vào mùa lạnh, những người có nguy cơ cao, đặc biệt là người già cần làm gì? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 22.12.
Đã khỏi Covid-19, tiêm 2 mũi, có cần tiêm mũi 3?
Cơ quan y tế của các nước đang khuyến khích tất cả người lớn nên tiêm mũi 3 ngay khi đủ điều kiện.
Tiến sĩ David Dowdy, Giáo sư về dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ), cho biết miễn dịch do nhiễm Covid-19 đột phá sau khi tiêm chủng đầy đủ là không hoàn hảo.
Khỏi bệnh Covid-19, tiêm 2 mũi, có cần tiêm mũi 3 không? |
SHUTTERSTOCK |
Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch từ vắc xin đáng tin cậy hơn và có thể tồn tại lâu hơn so với khả năng miễn dịch có được sau khi chữa khỏi Covid-19.
Miễn dịch Covid-19 rất phức tạp, đặc biệt là đối với những người có cả miễn dịch do nhiễm Covid-19 và miễn dịch do vắc xin.
Vẫn chưa có câu trả lời để hiểu rõ về cách thức hai loại miễn dịch này hoạt động cùng nhau và liệu khả năng bảo vệ có được gia tăng lên hay không.
Những người đã nhiễm Covid-19 được các chuyên gia khuyên nên tiêm mũi 3 |
SHUTTERSTOCK |
Vẫn nên tiêm mũi 3. Tiến sĩ H. Dirk Sostman, Giám đốc học thuật của Bệnh viện Houston Methodist (Mỹ), cho biết nhiễm Covid-19 có thể tạo ra kháng thể bảo vệ người bệnh khỏi bị tái nhiễm, vì vậy trong một thời gian nhất định khả năng miễn dịch tự nhiên có thể hoạt động như một mũi tiêm thứ 3. Nhưng ông Sostman nói thêm, không biết điều này có thể kéo dài bao lâu, vì vậy cuối cùng người bệnh vẫn sẽ cần mũi tiêm thứ 3. Bạn đọc có thể xem thêm bài viết này trên trang sức khỏe ngày 22.12.
Lợi ích của trái măng cụt
Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon. Những năm gần đây, măng cụt nổi lên như một 'siêu thực phẩm' vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là một vài ích lợi khi ăn loại trái cây này.
Giàu dưỡng chất. Măng cụt giàu kali - khoáng chất giúp cân bằng huyết áp; giàu chất xơ - tốt cho hệ tiêu hoá; giàu vitamin C - tăng đề kháng, chữa lành vết thương, giúp răng và nướu khỏe mạnh.
Măng cụt rất tốt cho sức khỏe |
SHUTTERSTOCK |
Măng cụt chứa ít chất béo, natri và calo, giúp duy trì cân nặng vừa phải. Chúng cũng không chứa cholesterol - thủ phạm gây ra các bệnh mạn tính như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Chống ô xy hóa. Măng cụt chứa các chất chống ô xy hóa, giúp chống lại các gốc tự do gây hại bên trong cơ thể. Các gốc tự do là nguyên nhân gây nên bệnh tim, bệnh đục thủy tinh thể và ung thư. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm những lợi ích của trái măng cụt bạn nhé!
Bình luận (0)