Nghề báo có dễ không?

21/06/2015 07:15 GMT+7

“Công nghệ hỗ trợ tích cực giúp việc hình thành một tác phẩm báo chí trở nên đơn giản có vẻ đã khiến nhiều người trẻ nghĩ rằng nghề báo rất dễ dàng. Điều đó thậm chí còn gây ra ảo tưởng cho những người trẻ khi tiếp cận với nghề nghiệp, đặc biệt là khi chức năng giải trí có phần lớn mạnh hơn trong hoạt động truyền thông”.

“Công nghệ hỗ trợ tích cực giúp việc hình thành một tác phẩm báo chí trở nên đơn giản có vẻ đã khiến nhiều người trẻ nghĩ rằng nghề báo rất dễ dàng. Điều đó thậm chí còn gây ra ảo tưởng cho những người trẻ khi tiếp cận với nghề nghiệp, đặc biệt là khi chức năng giải trí có phần lớn mạnh hơn trong hoạt động truyền thông”.
Thanh Niên đang có gần 20 cộng tác viên thường xuyên là sinh viên của Khoa Báo chí và Truyền thông - Ảnh: Độc LậpThanh Niên đang có gần 20 cộng tác viên thường xuyên là sinh viên của Khoa Báo chí và Truyền thông - Ảnh: Độc Lập
Những chia sẻ trên của tiến sĩ Huỳnh Văn Thông (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) phản ánh quan điểm của một người đào tạo báo chí về cách tiếp cận nghề nghiệp của sinh viên báo chí hiện nay. Theo tiến sĩ Thông, đời sống báo chí với nhiều biến động hiện nay đã gây ra không ít những ảo tưởng về công việc này trong suy nghĩ của những người trẻ tuổi. Ông cho rằng, nhà báo được kỳ vọng là người chính trực và nghĩa hiệp, luôn biết dùng thời gian và ngòi bút của mình để phụng sự những điều tốt đẹp của cuộc sống. “Nhưng tôi vẫn cho rằng, thực tế là báo chí VN có thể đang phải đối mặt với một khủng hoảng về giá trị nghề nghiệp. Khủng hoảng ấy lộ ra rõ ràng ở việc nhập nhằng vàng thau lẫn lộn trong nhận diện một cách chính danh những người đang làm nghề báo”, ông chia sẻ.
Nói riêng về Thanh Niên, tiến sĩ Huỳnh Văn Thông đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của báo đối với hoạt động đào tạo để tạo ra những nhà báo “chính danh” theo quan điểm của ông. “Có thể nói đó là mối quan hệ tiêu biểu giữa nhà tuyển dụng, doanh nghiệp với đơn vị đào tạo. Nhiều năm qua, ngoài là địa chỉ uy tín để sinh viên lựa chọn thực hành nghề nghiệp, Báo Thanh Niên còn là đơn vị tích cực hỗ trợ hoạt động đào tạo báo chí”, ông chia sẻ.
Trên thực tế, Thanh Niên đã đồng hành cùng Khoa Báo chí và Truyền thông trong nhiều hoạt động liên quan đến nghiệp vụ báo chí. Có thể kể đến việc tài trợ tổ chức các sự kiện của khoa như: Bước vào nghề báo, E-Photo (cuộc thi ảnh của sinh viên), cuộc thi làm phóng sự truyền hình ngắn... Đặc biệt, Thanh Niên còn tổ chức Câu lạc bộ phóng viên năng động với hơn 100 thành viên thuộc Khoa Báo chí và Truyền thông. Hiện tại, ngoài những phóng viên và biên tập viên xuất thân từ khoa báo chí, gần 20 sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông cũng đang là những cộng tác viên thường xuyên, đóng góp tích cực vào guồng quay truyền tải thông tin của Thanh Niên đến bạn đọc.
“Bên cạnh những người trẻ đam mê thực sự với công việc đầy thử thách này thì vẫn có một cuộc khủng hoảng về lý tưởng nghề nghiệp trong không ít những người khác. Báo Thanh Niên đã ý thức rất rõ ràng và tích cực về vai trò của mình khi đồng hành cùng chúng tôi hoạt động đào tạo nhân lực cho ngành báo chí nói chung”, tiến sĩ Huỳnh Văn Thông nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.