• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm

01/05/2023 12:00 GMT+7

Bắt đầu xưởng dệt chỉ với 2, 3 người thợ nay chị Vì Thị Thuận (nghệ nhân dệt thổ cẩm, người Thái, bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình) đã có cơ ngơi gần 20 nhân lực. Dù hầu hết thợ trong xưởng là người khuyết tật nhưng những sản phẩm làm ra rất tinh xảo, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách và được nhiều người yêu thích, mua sắm khi ghé thăm.

Xuống Hà Nội giới thiệu lần này, theo lời mời của ban tổ chức triển lãm Hành trình của sợi vải bền vững, chị Vì Thị Thuận mong muốn đơn giản là ngày càng có thêm nhiều người biết đến cách thức sản xuất thời trang, làm vải, dệt thổ cẩm truyền thống và ngày càng có thêm nhiều người yêu quý, mua sắm, ủng hộ các sản phẩm thời trang của bà con dân tộc, các món đồ lưu niệm, trang trí, đồ handmade làm từ thổ cẩm. 

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm  - Ảnh 1.

Cuối tháng 4, triển lãm Hành trình sợi vải bền vững đã được diễn ra tại The Muse Art Space, Hà Nội, do Fashion Revolution Vietnam Empower Women Asia tổ chức.

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm  - Ảnh 2.

Đây là sự kiện hưởng ứng Tuần lễ cách mạng thời trang do hơn 100 quốc gia trên thế giới cùng tiến hành. Nghệ nhân Vì Thị Thuận chia sẻ cảm xúc trong triển lãm.

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm  - Ảnh 3.

Empower Women Asia là một dự án phi lợi nhuận trực thuộc tổ chức KIBV. Dự án đã và đang thực hiện nhiều hỗ trợ đối với bà con làm nghề thời trang truyền thống tại Việt Nam.

Chia sẻ với phóng viên, chị Thuận cho biết: "Đôi mắt của chúng tôi từ khi sinh ra đã được nhìn bà, mẹ, chị se sợi, nhuộm màu. Lớn lên được dạy làm vải, khâu quần, áo, làm khăn, mũ để mặc hằng ngày, để tặng những người thân yêu - tất cả thành một thứ thân thuộc tới mức khó bỏ. Thế nhưng càng về sau này, nghề làm vải của chúng tôi càng mất dần đi...".

Nhuộm màu thủ công tại Mai Châu: Việc sử dụng các chất liệu có nguồn gốc tự nhiên và quá trình sản xuất thân thiện với môi trường, nhân văn với người lao động. .

"... Đi lại bây giờ thuận tiện, hàng hóa thời trang ở dưới xuôi lên lại ngày càng nhiều, quần áo, khăn mũ rẻ hơn, người ta mua sắm tiện hơn nên cũng ít mua đồ của bà con làm ra hơn… Thế nên các bạn trẻ, chị em phụ nữ không còn làm vải nhiều. Vì làm vải theo cách thức truyền thống tuy giá thành cao nhưng sản lượng thấp làm cho thu nhập thấp, công việc cuộc sống cũng vì thế mà bấp bênh…", chị Thuận nói tiếp.

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm  - Ảnh 5.

Thổ cẩm do nghệ nhân Vì Thị Thuận và các người thợ khuyết tật trong cơ sở Hoa Ban Handicraft, Mai Châu, Hòa Bình sản xuất theo phương thức thủ công, truyền thống.

Bấp bênh và thu nhập thấp nhưng vì rất yêu công việc dệt vải, yêu thời trang thổ cẩm, yêu các họa tiết thêu trên các món đồ bằng vải trang trí trong nhà, phụ kiện mang trên người như khăn, mũ, vòng, nón, khuyên tai, xà tích mà chị Thuận vẫn bám trụ với nghề.

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm  - Ảnh 6.

Nỗ lực gìn giữ phương thức dệt vải, nhuộm màu truyền thống, sản phẩm của chị Thuận có họa tiết thổ cẩm sắc sảo và có thẩm mỹ tiệm cận với nhu cầu thời trang hiện đại.

Chị cho biết ý tưởng lập xưởng chính là từ sự quyến luyến không thể dứt với nghề dệt vải, se sợi nhuộm chỉ mà ra. Ban đầu, xưởng của chị có vài người thôi, sản phẩm làm ra tuy ít nhưng đẹp chuẩn như thổ cẩm thời của bà và mẹ chị vẫn làm. Cũng vì thế mà chúng rất được mọi người khen, ủng hộ. Bản Lác của chị trở thành điểm du lịch của tỉnh, của vùng, du khách đến nhiều hơn, họ cũng rất yêu thích các sản phẩm của chị và chị em làm ra, và mua sắm nhiều hơn.

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm  - Ảnh 7.

Không chỉ tổ chức trải nghiệm sản xuất thời trang truyền thống tại địa phương (bản Lác, Mai Châu) chị Thuận còn chịu khó đi khắp nơi để giới thiệu vẻ đẹp thổ cẩm Hòa Bình.

Khi cầu nhiều hơn cung, chị Thuận nghĩ ra cách dạy nghề cho những người khuyết tật. Người khuyết tật tuy làm hàng chậm nhưng lại làm kỹ và làm đúng như hướng dẫn chính vì thế mà sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng và được lòng khách yêu thời trang.

Một số sản phẩm thủ công do những người thợ khuyết tật của chị Thuận làm ra.

Chị Thuận được phong tặng danh hiệu nghệ nhân lại có thêm cơ hội truyền nghề rộng khắp hơn nữa. Sản xuất ổn định, nghĩ là cần phải lan tỏa rộng hơn nữa vẻ đẹp của thời trang thổ cẩm, chị Thuận cất công tham dự tất cả các sự kiện về thời trang, thời trang bền vững và các sự kiện liên quan. 

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm  - Ảnh 9.

Các du khách nước ngoài thích thú tham quan triển lãm Hành trình của sợi vải bền vững và ngắm các sản phẩm thủ công.

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm  - Ảnh 10.

Triển lãm Hành trình của sợi vải bền vững mong góp sức vào hành trình thay đổi nhận thức về thời trang bền vững, kêu gọi ủng hộ sản xuất thời trang truyền thống.

Mỗi ngày một ít, mỗi sự kiện thêm mỗi ít lửa chị lan tỏa, tới nay, chị Thuận không nhớ được bao nhiêu lần đã đi cả trong nước lẫn ngoài nước để giới thiệu về thổ cẩm Việt Nam, thổ cẩm Tây Bắc. Chị chỉ nhớ khách lên bản Lác ngày một đông, hàng hóa bán ngày một tốt hơn, những người thợ khuyết tật của chị ngày một có thu nhập ổn định hơn, thế là chị mừng.

Các sản phẩm của Hoa Ban Handicraft - cơ sở sản xuất thời trang truyền thống từ thiện của nghệ nhân Vì Thị Thuận.

Gói lại hành trình cùng với triển lãm Hành trình của sợi vải bền vững tại The MUSE Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào dịp cuối tháng 4 vừa qua chị Thuận lại lên đường vào Huế để tham dự Festival làng nghề. Cũng như nhiều lần trước và ở các hoạt động, sự kiện trước, lần này mang thổ cẩm Tây Bắc đi, chị Thuận cũng chỉ mong ước đơn giản sẽ có thêm nhiều người hơn trước biết về thổ cẩm Tây Bắc, biết về vẻ đẹp thời trang của bà con Mai Châu, Hòa Bình. 

Nghệ nhân dệt Hòa Bình xuống Hà Nội quảng bá thời trang thổ cẩm  - Ảnh 12.

Nghệ nhân Vì Thị Thuận và đại diện của tổ chức KIBV tại Việt Nam.

Và chị cũng chỉ kỳ vọng những nỗ lực của mình sẽ đem lại quả ngọt để nghề dệt thổ cẩm, nghề làm vải, se sợi, nhuộm màu truyền thống của bà con dân tộc quê chị được duy trì, trường tồn, ngày một phát triển. 

Ảnh: Empower Women Asia, NVCC

Top
Top