Vụ việc trên càng làm tăng tai tiếng cho giới ô sin và một lần nữa đặt ra vấn đề về đào tạo, tuyển chọn, quản lý lực lượng lao động này.
tin liên quan
Khởi tố người giúp việc hành hạ cháu bé hơn 1 tháng tuổiNgày 27.11, Công an thành phố Phủ Lý (Hà Nam) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Hàn, người giúp việc bạo hành bé gái hơn 1 tháng tuổi, về tội hành hạ người khác.
Mức thu nhập hiện nay của người giúp việc gia đình từ 4 - 7 triệu đồng/tháng. Nếu tính chi phí ăn ở lại nhà chủ là khoảng 6 - 9 triệu đồng/tháng, tương đương thu nhập của thợ lành nghề được đào tạo bài bản. Thế nhưng cộng đồng và ngay cả nhiều người giúp việc còn nặng định kiến về nghề này. Quan niệm phổ biến là những ai không thể làm được các nghề khác đều có thể trở thành ô sin và làm ô sin thì không cần học hành gì.
Các chủ nhà thường thuê ô sin theo kiểu may rủi thông qua người quen giới thiệu hoặc lên mạng tìm kiếm. Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD) năm 2015 cho thấy: 90% người giúp việc gia đình ở VN chưa được đào tạo nghề và chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Cũng trong năm 2015, GFCD và Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ-TB-XH) đã công bố Bộ tiêu chuẩn năng lực nghề giúp việc gia đình.
tin liên quan
Bắt khẩn cấp người giúp việc hành hạ cháu bé chưa đầy 2 tháng tuổiCơ quan điều tra Công an TP.Phủ Lý (Hà Nam) đã ra lệnh bắt khẩn cấp bà Nguyễn Thị Hàn để điều tra làm rõ hành vi hành hạ cháu bé chưa đầy 2 tháng tuổi.
Tuy nhiên, cho đến nay cả nước hầu như chưa có địa chỉ uy tín, nổi bật về đào tạo, cung ứng lao động giúp việc gia đình chuyên nghiệp.
Thị trường lao động ASEAN đã mở cửa hai năm nay. Ngày càng có nhiều người giúp việc gia đình chuyên nghiệp, đa năng từ nước ngoài (như Philippines) vào làm việc ở nước ta. Nếu lao động trong nước vẫn không được đào tạo và chuyên nghiệp hóa thì ở lĩnh vực này, chúng ta không chỉ thua trên “sân”, mà còn thua cả trong những ngôi nhà, căn bếp Việt!
Bình luận (0)