Làm nghề với tinh thần thép
Với nhiều bạn trẻ, khái niệm streamer không còn xa lạ. Xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng cho đến vài năm gần đây, nghề streamer mới thực sự được nhiều người quan tâm và nghiêm túc theo đuổi. Ngoài truyền phát các nội dung trực tuyến như cách các bình luận viên thường làm, streamer có thể trò chuyện với khán giả đa dạng chủ đề từ game, MV ca nhạc, phim ảnh cho tới làm đẹp, hay thể hiện tài năng ca hát, nhảy múa và diễn xuất.
Trong những năm gần đây, nghề streamer thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ và đem lại thu nhập đáng kể. Các streamer kiếm tiền từ việc người xem quyên góp, tặng quà trong quá trình stream. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đúng về nghề này. Nhiều định kiến cho rằng đây là nghề “việc nhẹ lương cao”, không vất vả nhưng lại kiếm được rất nhiều tiền.
Ít người biết được ngoài trình độ hiểu biết về một lĩnh vực đặc thù, các streamer cần phải có tài ăn nói để giữ chân người xem. Ngành nghề nào cũng có những tồn tại và streamer không ngoại lệ.
Livestream mang lại thu nhập ổn định nhưng vẫn có nhiều khó khăn |
Chương Lê - một streamer của Bigo Live được nhiều bạn trẻ yêu mến - chia sẻ về những khó khăn của nghề streamer: “Ở quê vẫn chưa công nhận nghề streamer dù em kiếm ra tiền, người ta nói em chỉ là ‘thanh niên lông bông' thôi”.Từng phải bươn chải từ sớm, Chương Lê không có cơ hội học hành đầy đủ như bạn bè cùng trang lứa. “Đánh liều” lên Bigo Live livestream tâm sự với mọi người, bất ngờ Chương Lê nhận được sự yêu thích và trở thành streamer gắn bó đến hiện tại.
Nói về nghề, Chương Lê cho rằng đây như một bước ngoặt giúp anh có thêm thu nhập và khoản tiền tiết kiệm đầu tiên trong đời. Tuy vậy, nhiều người vẫn đánh giá đây là một nghề nghiệp không “chính thống”.
Như Chương Lê, Hồng Sơn - một streamer khác của Bigo Live - cũng bén duyên với nghề streamer theo cách tình cờ. Hồng Sơn đến với Bigo Live để tìm kiếm nơi tâm sự, không ngờ lại nhận được sự đồng cảm và chia sẻ từ cộng đồng mạng.
Mỗi ngày, Hồng Sơn dành ra 7-8 tiếng để livestream. Anh nhận được sự quan tâm của người xem, nhận được nút bạc YouTube và có những hợp đồng quảng cáo riêng.
Streamer là nghề không trải hoa hồng như nhiều người vẫn nghĩ |
Hồng Sơn cho rằng streamer là một nghề nhiều cơ hội cho các bạn trẻ nhưng không dành cho những ai lười biếng vì nghề đòi hỏi bạn phải làm việc, suy nghĩ và đổi mới liên tục, không để mình được dậm chân tại chỗ. Nói về khó khăn trong nghề, Hồng Sơn chia sẻ: “Không phải lúc nào bạn cũng được yêu thích. Thậm chí, có người còn nhận được bình luận tiêu cực, hăm dọa. Làm nghề này cần có tinh thần thép, rèn luyện cái tôi mạnh mẽ, biết cách đứng lên từ dư luận và dùng hành động để chứng minh bản thân”.
Con đường không trải hoa hồng
Xuân Tâm - gương mặt được yêu thích tại Bigo Live - cũng có nhiều nỗi niềm khi làm nghề. Là một Drag Queen, luôn tự tin trước nhiều người nhưng Xuân Tâm cũng có trăn trở khi trở thành streamer.
Với Tâm, streamer là một nghề tưởng dễ mà khó. “Giữa hàng nghìn người đang livestream, mình phải thể hiện được cái tôi thu hút, cá tính độc đáo để được khán giả ghi nhớ",Tâm chia sẻ.
Streamer phải liên tục trau dồi để làm mới bản thân |
Bên cạnh đó, rào cản lớn nhất của anh khi làm nghề là bị dị nghị, đánh giá “ngồi không có tiền". “Điều này không đúng. Mình phải đầu tư, cố gắng rất nhiều chứ không chỉ livestream nói chuyện đơn giản. Cái gì cũng có mặt trái của nó, nên thay vì bận lòng thì hãy dành thời gian nỗ lực phát triển bản thân”, chàng streamer nói.
Còn Bảo Trân - người vừa đoạt giải quán quân Bigo Gala 2021 - cũng cho biết nỗi băn khoăn lớn nhất khi làm nghề là vừa phải kiếm tiền vừa không được đánh mất chính mình. Bảo Trân cho rằng streamer phải giỏi chịu đựng áp lực bởi nếu không có tinh thần thép, bạn có thể bị gục ngã bất cứ lúc nào.
Nói về công việc hiện tại, Trân cho biết nghề mang lại mức lương đáng mơ ước nhưng không hề trải hoa hồng hay dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Cô nàng phải liên tục trau dồi kiến thức, phát triển bản thân để những buổi livestream không bao giờ nhàm chán.
Bảo Trân là gương mặt quen thuộc của Bigo Live |
“Công việc này rất phù hợp cho người thích tự do, không bị gò bó giờ giấc như mình”, cô nói. Hằng ngày, Bảo Trân dành 5 - 6 tiếng để livestream trò chuyện cùng người xem.
Bất kể ngành nghề nào đều có những mặt hạn chế. Đằng sau ánh hào quang, cơ hội là những thách thức mà người ngoài ít ai nhìn thấy. Với người làm nghề streamer, tài năng, tự tin và bản lĩnh đối đầu những phán xét tiêu cực là ba hành trang không thể thiếu khi gắn bó với nghề.
Bình luận (0)