(TNO) Dù bị bại liệt từ nhỏ nhưng anh đã vượt lên số phận, tự học nghề để trở thành thợ mộc làm lụng nuôi cả gia đình.
Anh Bình tại xưởng mộc
|
Người đàn ông đặc biệt ấy là anh Nguyễn Văn Bình (32 tuổi, trú thôn Tân Xuân, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Anh Bình cho biết, lúc tròn 2 tháng tuổi, sau cơn sốt anh đã bị liệt hai chân.
Không như bạn bè cùng trang lứa, Bình gặp khó khăn trong việc đi lại và sau những ngày tháng được bố mẹ ngày ngày cõng đến trường, hết lớp 9 anh quyết định nghỉ học ở nhà kiếm tiền phụ giúp gia đình bằng hàng bánh kẹo, tạp hóa trước nhà.
Không lâu sau, hàng kẹo bánh với bao nỗ lực gầy dựng của Bình cũng gặp khó khăn và đóng cửa vì xóm nghèo chỉ gần chục hộ dân nhưng lại có đến 5-6 hàng tạp hóa mọc lên.
Không chấp nhận cảnh “ăn không ngồi rồi”, đầu năm 2003, Bình quyết định mở xưởng mộc nhỏ ngay tại nhà.
Ban đầu là mò mẩm với những tấm ván, thanh gỗ để tự đóng ghế, đóng cửa. Không có tiền để đi học ở thầy, anh xin tiền của gia đình mua một chiếc điện thoại có chức năng chụp hình. Có được điện thoại, Bình nhờ bạn chở đến các tiệm mộc nhìn trộm rồi chụp lén các mẫu bàn, ghế, cửa… Về nhà, chàng trai chỉ có thể di chuyển bằng hai cánh tay này lại tự mày mò, học và chế tạo thêm các mẫu mới lạ để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Tiếng lành đồn xa, năm 2010 qua mai mối của một người bạn, anh Bình lấy chị Mai Thị Nga (42 tuổi) ở cùng huyện. Dù biết người phụ nữ đến với mình đã qua một đời chồng và có một con riêng 4 tuổi nhưng anh Bình vẫn cảm thấy hạnh phúc khi có chị Nga là người bầu bạn với mình trong cuộc đời.
Không như bạn bè cùng trang lứa, Bình gặp khó khăn trong việc đi lại và sau những ngày tháng được bố mẹ ngày ngày cõng đến trường, hết lớp 9 anh quyết định nghỉ học ở nhà kiếm tiền phụ giúp gia đình bằng hàng bánh kẹo, tạp hóa trước nhà.
Không lâu sau, hàng kẹo bánh với bao nỗ lực gầy dựng của Bình cũng gặp khó khăn và đóng cửa vì xóm nghèo chỉ gần chục hộ dân nhưng lại có đến 5-6 hàng tạp hóa mọc lên.
Không chấp nhận cảnh “ăn không ngồi rồi”, đầu năm 2003, Bình quyết định mở xưởng mộc nhỏ ngay tại nhà.
Ban đầu là mò mẩm với những tấm ván, thanh gỗ để tự đóng ghế, đóng cửa. Không có tiền để đi học ở thầy, anh xin tiền của gia đình mua một chiếc điện thoại có chức năng chụp hình. Có được điện thoại, Bình nhờ bạn chở đến các tiệm mộc nhìn trộm rồi chụp lén các mẫu bàn, ghế, cửa… Về nhà, chàng trai chỉ có thể di chuyển bằng hai cánh tay này lại tự mày mò, học và chế tạo thêm các mẫu mới lạ để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Tiếng lành đồn xa, năm 2010 qua mai mối của một người bạn, anh Bình lấy chị Mai Thị Nga (42 tuổi) ở cùng huyện. Dù biết người phụ nữ đến với mình đã qua một đời chồng và có một con riêng 4 tuổi nhưng anh Bình vẫn cảm thấy hạnh phúc khi có chị Nga là người bầu bạn với mình trong cuộc đời.
Anh Bình bên con
|
Duyên số cùng hạnh phúc đến bất ngờ, khi gia đình nhỏ đón thêm hai thành viên mới là con của anh chị. Gánh nặng nuôi con, nuôi mẹ già (70 tuổi) cũng khiến đôi vai người đàn ông tật nguyền thêm phần trĩu nặng. Số tiền 180.000 đồng/tháng trợ cấp xã hội không đủ cho gia đình 6 miệng ăn. Thế nên hằng ngày đôi tay còn lành lặn của anh Bình phải cố làm việc hết công suất từ sáng sớm đến chiều để nuôi gia đình. Chỉ trừ những ngày trở trời đôi chân nhức mỏi không thể làm anh mới nghỉ ngơi.
“Hai vợ chồng làm quần quật cả ngày trời chỉ kiếm được gần 70.000 đồng, nhưng phải trang trải cho cuộc sống của cả gia đình. Giờ đây, gia tài quý giá nhất của vợ chồng tôi chỉ là xưởng mộc và một con bò do dự án 'hỗ trợ tầm nhìn' giúp đỡ cho gia đình vượt qua khó khăn”, anh Bình chia sẻ.
Cuộc sống quá khó khăn nên đứa con đầu của anh chị phải bỏ dỡ ước mơ đến trường ở nhà phụ ba mẹ chăm em. Hoàn cảnh không cho phép anh chị đảm bảo những đứa con có một cuộc sống đầy đủ như bao đứa trẻ khác, tất cả chỉ là tạm bợ qua ngày.
Bình luận (0)