Nghĩ từ vụ 5 triệu yen

13/05/2015 14:41 GMT+7

Đã có những nhận thức hoàn toàn khác nhau về thẩm quyền xử lý và cách xử lý vụ 5 triệu yen nhưng lại đều xuất phát từ những người am hiểu pháp luật.

Đã có những nhận thức hoàn toàn khác nhau về thẩm quyền xử lý và cách xử lý vụ 5 triệu yen nhưng lại đều xuất phát từ những người am hiểu pháp luật.

tỷ phú ve chai vẫn bị làm khóChỉ vì những quan điểm trái chiều về thẩm quyển và cách xử lý nên đến giờ người phụ nữ mua ve chai này vẫn không thể nhận được số tiền lẽ ra chị được hưởng - Ảnh: Lam Ngọc

Câu chuyện có thể tóm lược như sau: ngày 21.3.2014, khi anh Vương và chị Ánh Hồng (làm nghề mua bán ve chai ở một con hẻm trên đường Trần Văn Quang, phường 10, Tân Bình, TP.HCM) tháo dỡ chiếc thùng loa (loại của Nhật) mua được từ trước Tết Nguyên đán, phát hiện một hộp gỗ nhỏ bên trong chứa đầy tiền, có chữ nước ngoài.

Vào thời điểm đó, vựa ve chai có nhiều bạn hàng mang đồ tới bán nên nhiều người chứng kiến giấy bạc rơi đã tò mò nhặt xem. “Vợ chồng tôi không biết chữ, thấy tiền cũng lạ, mới đầu cứ tưởng tiền giả nên cho mỗi người vài tờ làm kỷ niệm, lúc sau mới nghe nói đó là tiền Nhật…”. Do không nhớ mua thùng loa ở đâu nên vợ chồng anh Vương báo cáo công an và giao nộp số tiền trên gồm 520 tờ tiền Nhật mệnh giá 10.000 yen/tờ, tổng trị giá hơn 5 triệu yen (hơn 1 tỉ đồng).

Ngày 28.4.2014, Công an Tân Bình đã đăng báo tìm chủ sở hữu của số tiền và cho biết hết thời hạn một năm thì cơ quan công an sẽ thông báo cho chị Hồng biết về kết quả xác định chủ sở hữu như quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến "phút 89" thì xuất hiện bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ Hóc Môn) trình báo với Công an quận Tân Bình là chồng bà (quốc tịch Nigeria) có thể là chủ nhân số tiền hơn 5 triệu yen mà người mua ve chai phát hiện trong thùng loa cũ. Và thế là trên các phương tiện truyền thông bắt đầu một trận hỏa mù về thẩm quyền xử lý và cách xử lý.
Ông Nguyễn Văn Trí, Chánh án TAND quận Tân Bình, cho biết: “Ngày 13.4, Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình có văn bản gửi tòa án với nội dung trong quá trình thụ lý, giải quyết sự việc tiền vắng chủ 5 triệu yen do chị Hồng nhặt được thì ngày 10.4 bà Ngọt đến công an làm đơn xin nhận lại số tiền. Từ lá đơn này, phía công an cho rằng có sự tranh chấp về chủ sở hữu, vì cả bà Ngọt và chị Hồng đều có đơn xin lại tài sản, do đó thẩm quyền xét xử tranh chấp trên thuộc TAND quận Tân Bình” (Thanh Niên 5.5.2015).
Nhiều luật sư lên tiếng: Đã quá hạn 1 năm (28.4.2014 - 28.4.2015) Công an quận Tân Bình ra thông báo nhưng không xác định được chủ thật sự của số tiền 5 triệu yen, vậy nên công an hiện không còn cơ sở để tiếp tục giữ tiền. Công an quận Tân Bình cần thực hiện các bước tiếp theo để chi trả tiền ngay cho chị Hồng.
Chánh án TAND quận Tân Bình cho rằng “đến thời điểm hiện nay công an là cơ quan trực tiếp thụ lý, ra thông báo tìm chủ sở hữu. Bây giờ khi có người đến xin nhận thì trách nhiệm của công an là phải xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết dựa trên căn cứ pháp luật rõ ràng”.
Đồng quan điểm, bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án TAND TP.HCM, cho biết khi nào có phát sinh tranh chấp thì tòa án mới giải quyết, bây giờ chưa có tranh chấp thì việc chuyển hồ sơ sang tòa là không thể (Thanh Niên 5.5.2015).
Trong khi Chánh án TAND quận Tân Bình nhấn mạnh về trách nhiệm của công an thì phát biểu trên Tuổi Trẻ, thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM) lại cho rằng trong vụ 5 triệu yen tìm thấy trong chiếc loa mua ve chai, thẩm quyền xử lý… không thuộc về công an. Theo thẩm phán Hùng, Công an Tân Bình phải chuyển vụ việc này sang cho Sở Tài chính TP giải quyết (Tuổi Trẻ 1.5.2015).
Còn theo TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, việc tòa án từ chối thụ lý vụ việc nhặt được 5 triệu yen Nhật là không đúng vì nó liên quan đến vấn đề sở hữu. Việc xác định chủ sở hữu của số tiền đó phải đưa ra tòa (Dân trí 7.5.2015).
Nhiều luật sư lên tiếng: Đã quá hạn 1 năm (28.4.2014 - 28.4.2015) Công an quận Tân Bình ra thông báo nhưng không xác định được chủ thật sự của số tiền 5 triệu yen, vậy nên công an hiện không còn cơ sở để tiếp tục giữ tiền. Công an quận Tân Bình cần thực hiện các bước tiếp theo để chi trả tiền ngay cho chị Hồng.
“Trường hợp sau này nếu có người đủ cơ sở chứng minh số tiền là của mình thì người này sẽ khởi kiện bằng một vụ kiện dân sự đòi tài sản" (Thanh Niên 5.5.2015). Ý kiến của các luật sư này dựa trên Khoản 2 điều 239 Bộ Luật dân sự: “Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu… thì sau 1 năm kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì tài sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện”. Đặc biệt, có luật sư còn nói chị Hồng cần phải đợi 9 năm sau thì mới được công nhận quyền sở hữu số tiền này và mới được nhận lại tiền. Nhưng theo TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội “nếu không xác định được chủ sở hữu thì sẽ sung công quỹ Nhà nước” (Dân trí 7.5.2015).
Tất cả các phát biểu nói trên cho thấy đã có những nhận thức hoàn toàn khác nhau về thẩm quyền xử lý và cách xử lý vụ 5 triệu yen nhưng đều xuất phát từ những người am hiểu pháp luật. Do có nhiều quan điểm khác biệt về một sự việc không có gì phức tạp nên tôi không biết ý kiến nào là đúng, là có căn cứ vì đến nay vẫn không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nên càng gây ra rối rắm về pháp luật trong vụ này (còn kết luận đó có hợp nhân tâm hay không thì là chuyện khác).
Thôi, cứ tạm cho rằng pháp luật không thể bao quát hết những tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống thì các cơ quan chức năng còn một căn cứ vô cùng quan trọng để giải quyết vụ này: đó là cần hết sức khuyến khích sự tử tế, lòng trung thực trong xã hội chúng ta. Và tôi nghĩ đó cũng là đòi hỏi của pháp luật.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.